Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Anh: Bổn phận đối với trẻ em nghèo trở thành luật

Tạp Chí Giáo Dục

Một đạo luật mới đang được chỉnh sửa sẽ bắt mọi cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ những gia đình để trẻ em nghèo bị xóa sổ vào năm 2020, mục tiêu do cựu Thủ tướng Tony Blair đề ra.
Từ khi cựu Thủ tướng Tony Blair đặt mục tiêu chấm dứt trẻ em nghèo vào năm 2020, Chính phủ nói đã đưa nửa triệu trẻ em thoát khỏi nghèo, năm 1999, con số lày là 3,4 triệu.
Thủ tướng khi ấy cũng nhắm đến hạ còn phân nửa số trẻ em nghèo vào năm 2010 – nhưng điều này có vẻ khó đạt. Các bộ trưởng nói những biện pháp áp dụng nhờ ngân sách năm 2007 sẽ chuyển thêm 500.000 trẻ em nữa ra khỏi nghèo, nhưng như vậy cũng vẫn còn 2,4 triệu trẻ trong tình trạng nghèo.
Chiến lược
Theo Đạo luật trẻ em nghèo, một bổn phận pháp lý cùng nhau làm việc để hỗ trợ các gia đình chấm dứt nạn trẻ em nghèo sẽ đặt lên Chính phủ trung ương, các hội đồng và dịch vụ bao gồm cảnh sát, Sở Y tế Quốc dân và các cơ quan phục vụ giới trẻ.
Nó đòi hỏi Chính phủ Westminster ban hành một chiến lược rộng rãi về trẻ em nghèo trên toàn Vương quốc Anh và phải được coi lại ba năm một lần.  
Nó đề ra 4 mục tiêu cần đạt vào năm 2020 trên toàn vương quốc, theo đó Chính phủ sẽ “xác định rõ xóa nghèo”. Những điều này bao gồm không còn tới 10% trẻ em sống dưới mức nghèo tương đối (như sống trong gia đình với thu nhập thấp hơn 10% bình quân). Luật cũng sẽ hình thành một ủy ban trẻ em nghèo để tư vấn những chiến lược giải quyết vấn đề này.
Những cách chính để Chính phủ đưa trẻ trong gia đình ra khỏi nghèo bao gồm thay đổi hệ thống thuế và lợi tức, trong đó có thuế tín dụng, và tiếp cận rộng hơn để học nghề, thu bớt khoảng cách hoàn tất giáo dục giữa giàu và nghèo. Cung cấp nhà ở tốt hơn và các trung tâm trẻ em cũng nằm trong các biện pháp cần thực hiện.
“Thách thức lớn”

Những thứ cần thiết đối với trẻ:

Gia đình nghỉ mát ít nhất 1 tuần mỗi năm.
Đủ phòng riêng cho mỗi trẻ lên 10 trở lên với giới tính khác nhau đều có phòng riêng.
Có trang thiết bị giải trí như dụng cụ thể thao.
Tổ chức kỷ niệm vào những dịp đặc biệt (như sinh nhật, thi đậu…).
Đi bơi ít nhất mỗi tháng một lần.
Có hoạt động sở thích hoặc giải trí.
Có bạn để uống trà hoặc ăn bánh mỗi nửa tháng.
Có nhóm bạn cùng chơi ít nhất một tuần/lần.
Đi du hành cùng với trường.
Có không gian ngoài trời hoặc cơ sở tiện nghi gần nhà để chơi đùa an toàn.
Bộ trưởng Lao động và Trợ cấp Yvette Cooper nói Chính phủ đang có kế hoạch đầu tư 5 tỉ bảng nhằm giảm bớt thất nghiệp trong nỗ lực xóa trẻ em nghèo.
Bà nói: “Đạo luật nhằm cho mỗi trẻ một cơ hội bình đẳng trong đời sống. Tôi muốn một xã hội mà mỗi trẻ đều được đến trường học, không ở trong những căn nhà không có chỗ để làm bài tập và không rớt lại phía sau bởi không có máy vi tính hoặc kết nối với internet. Đây là một thách thức lớn, mỗi chúng ta không nên xấu hổ ngoảnh mặt đi. Điều này khiến Chính phủ hiện tại và tương lai thắp lên ngọn lửa và không được phép lặng lẽ quên đi trẻ em nghèo hoặc xếp qua một bên”.
Còn nữ phát ngôn viên Đảng Bảo thủ về lao động và trợ cấp Theresa May thì nói, lời hứa hạ thấp phân nửa trẻ em nghèo vào năm 2010 chỉ là “một trong vô số những lời hứa của Đảng Lao động còn trong tình trạng giẻ rách”. Bà nói: “Thật là một thảm kịch rằng số trẻ em rơi và cảnh nghèo đang tiếp tục tăng. Chính phủ cần thức tỉnh và giải quyết vấn đề này. Chỉ đơn giản dựa vào chuyện đổ thêm tiền sẽ không giải quyết được gì. Thay vì đó, chúng ta phải xử lý tận gốc rễ những nguyên nhân của nghèo, như thất bại trong giáo dục, gia đình ly tán, lạm dụng ma túy, mắc công nợ và tội ác hình sự”. 
Nhóm Hành động vì trẻ em nghèo nói đạo luật mới là “một bước tiến chính nhằm chấm dứt tình trạng trẻ em nghèo ở Anh”. Trưởng nhóm, Kate Green, nói: “Hiếm khi các bạn thấy trẻ em nghèo ở các nước giàu khác được nâng lên thành đạo luật giống như tại Anh. Chúng ta cần chấm dứt tình trạng nhiều trẻ lớn lên với sức khỏe yếu kém, giáo dục nửa vời, hiếm cơ hội kiếm sống và tuổi thọ không cao. Đạo luật có nghĩa hành động cho trẻ em nghèo không còn là một lựa chọn cho các chính phủ sắp tới, mà là việc họ phải thực hiện”.
Quang Hùng (theo BBC)

 

Bình luận (0)