Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Anh giáo làng luôn sát cánh cùng nông dân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sáng cui tháng 5, mưa phùn mù mt, bu tri nng trch màu tro và đm. Vy mà cơ s sn xut ca thy giáo – k sư Hoàng Thanh Liêm (xã Tân Thnh, huyn Thi Lai, TP.Cn Thơ) vn có nhiu v khách. Khách gn có, đến t phương xa có. H đến xem tìm hiu các mô hình máy móc; cũng có ngưi đt hàng ngay mt s loi nông cơ mang “nhãn hiu” ca ngưi thy giáo trc ngoi ngũ tun này…


Hoàng Thanh Liêm (bìa trái) nhn Bng khen ca Trung ương Hi Nông dân Vit Nam vì có nhiu đóng góp cho cơ gii hóa sn xut nông nghip

Tôi gặp một khách hàng thân thuộc, đó là anh Lê Văn Sĩ (huyện Cờ Đỏ) – vừa là doanh nhân cũng là nông dân chính hiệu chuyên sản xuất nông nghiệp. Chưa kịp hỏi, anh Sĩ hồ hởi kể: “Tôi đang sở hữu hơn 20 mẩu (20ha) đất nông nghiệp, trong đó hơn 1 mẩu trồng lúa 3 vụ, còn lại làm rẫy. Nếu không có sự hỗ trợ từ thiết bị của anh giáo Liêm thì sản xuất của tôi sẽ rất khó khăn. Tôi sử dụng các máy của anh đã hơn 7 năm, xài rất ưng bụng. Như máy gieo hạt, thiết kế như xe đẩy, bánh xe có các lỗ đều nhau, xe đi tới đâu hạt giống rơi tới đó, đều tăm tắp. Chỉ một người sử dụng máy mà bao gieo hạt cả mẩu đất, tiết kiệm nhân công, giảm rất nhiều về hạt giống. Còn máy xúc lúa và nông sản vào bao thì 10 nhân công không bằng máy này. Vào thời điểm thu hoạch, sân phơi hàng nghìn tấn thóc, nếu trận mưa bất ngờ ập xuống mà tụi tôi xúc vào trong không kịp, thóc bị ướt là kể như công lao đổ bỏ. Máy này chỉ hai người sử dụng mà đạt năng suất 10 tấn lúa/giờ. Máy làm rất sạch, gọn, lẹ cấp kỳ. Máy còn đưa thẳng thóc vào lò sấy không cần nhân công. Giảm rất nhiều chi phí sau thu hoạch. Tôi thí dụ, chạy máy này xúc 10 tấn lúa, chi phí khoảng 100.000 đồng. Còn mướn nhân công ít nhất cũng 500.000 đồng/10 người, mà cần nhiều thời gian hơn; vả lại thời buổi này ở những vùng nông thôn tìm đâu ra số lượng nhân công lớn để làm. Căng lắm đó nghe cô!”.

Anh Sĩ chia sẻ thêm: Các máy do anh giáo Liêm sản xuất giá rất vừa túi tiền nông dân, như máy xúc nông sản giá là 19 triệu đồng/máy, trong khi máy của Nhật giá 42 triệu đồng/cái, năng suất 3 tấn/giờ, chỉ xúc được trên mặt sân phẳng, khô ráo, còn máy của anh giáo Liêm xúc ở địa hình nào cũng được, kể cả mặt đất ướt. Đặc biệt, khi máy bị trục trặc vì hư bộ phận nào đó… tôi chạy ra chợ mua đồ về thay là xong, còn nếu dùng máy của nước ngoài mỗi khi trục trặc phải đem đến trung tâm bảo trì để sửa, chờ cả tháng chưa chắc gì đã sửa xong… Hiện nay nhiều bà con làm nông ở xã Đông Hiệp (Cờ Đỏ) đã sử dụng nhiều thiết bị do thầy giáo Liêm sáng chế. Năm nay mùa mưa đến sớm, nhân công rất khó tìm, một số hộ nhờ anh đến thầy giáo Liêm đặt mua 3 máy xúc nông sản vào bao. Vậy là ổn!

… Sinh ra trong một gia đình trí thức, hồi nhỏ Hoàng Thanh Liêm sống và học ở quận Ninh Kiều, sau năm 1975 cậu theo cha mẹ về quê ngoại ở Thới Lai. “Đẻ rớt” ở bờ ao, góc ruộng, Thanh Liêm hiểu những vất vả của người làm nông, do vậy năm 1989, sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí – chế tạo máy Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, dù có nhiều công ty mời làm việc với mức lương cao nhưng kỹ sư Thanh Liêm từ chối để về giảng dạy tại Trường Công nhân Kỹ thuật Cần Thơ (nay là Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ).

Với ước nguyện “giúp bà con nông dân bớt vất vả”, anh giáo Liêm nghiên cứu cho ra nhiều sáng chế phục vụ sản xuất. Năm 2004, dụng cụ tra hạt hình thành. Theo đó chày tra hạt là một ống dài phần trên có hộp đựng hạt. Khi đâm ống chày xuống đất chọc lỗ, hạt giống sẽ từ hộp rơi xuống. Theo góp ý của người tiêu dùng, kỹ sư cải tiến dụng cụ thành xe đẩy. Chiếc xe đẩy gieo hạt này chỉ cần một người sử dụng sẽ cho công suất lao động bằng hàng chục người, giảm khó nhọc cho người nông dân.

Đến nay kỹ sư – thầy giáo Hoàng Thanh Liêm đã sáng chế 19 sản phẩm các loại, trong đó có bảng viết phấn đa năng, bảo vệ sức khỏe người thầy và không gây ô nhiễm môi trường. Trong các thiết bị, nổi bật và được thị trường rất ưa chuộng – là máy xúc lúa và nông sản vào bao. Công trình được nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2009. Máy giống xe đẩy, khi động cơ khởi động, phía trước bộ phận guồng quạt sẽ cào nông sản vào khoang. Sau đó trụ đứng có guồng xoáy trôn ốc bên trong đưa nông sản lên và chảy vào bao chứa. Máy được thiết kế số tự động để khi người sử dụng mỏi mệt, máy vẫn hoạt động bình thường. Máy chạy mỗi giờ tốn 1,5 kW điện, dùng xăng thì cần 1,5 lít/giờ. Thầy giáo Liêm chia sẻ cơ chế hoạt động của máy: “Tôi suy nghĩ và ứng dụng nguyên lý về khoan ruột xoắn để chế tạo máy. Nguyên lý này giúp đưa vật liệu lên cao mà không bị nghẽn, không làm hư hại sản phẩm. Ngoài ra tôi thiết kế thêm lưỡi rà để máy có thể xúc các sản phẩm trên mọi địa hình”.

Do máy xúc được lúa, bắp, trấu, phân gà… nên nhiều trang trại đã mua để dọn dẹp, làm vệ sinh chuồng trại. Bình quân cơ sở sản xuất của thầy giáo Liêm tiêu thụ 100 máy/năm. Năm 2021, dù đại dịch Covid-19 khiến nhiều cơ sở, công ty ngừng hoạt động nhưng anh vẫn bán 40 máy. Năm 2022, từ đầu năm đến nay đã tiêu thụ 25 máy, và tiếp nhận hàng chục đơn đặt hàng.


Th
y giáo – k sư Hoàng Thanh Liêm bên máy xúc lúa và nông sn vào bao

Ngoài 2 máy trên, các sản phẩm của thầy giáo Thanh Liêm được thị trường đánh giá cao là: Máy tỉa bắp đậu đa năng, máy vét bùn. Để các sản phẩm bền chắc, đối với những phần quan trọng về chịu lực, anh sử dụng hàng của Nhật, như hộp số, bạc đạn, máy nổ, còn những phụ kiện và nguyên lý vận hành là do anh nghiên cứu chế tạo và tự lắp ráp máy: “Những thiết bị này của Nhật đã hết thời gian bản quyền nên được nhà sản xuất bán đại trà, mình có quyền sử dụng mà không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ” – anh Liêm giải thích.

Những sản phẩm do anh Liêm chế tạo đều đăng ký sở hữu trí tuệ, trong đó nhiều thiết bị đạt giải cao trong các kỳ thi sáng tạo kỹ thuật các cấp, được nhận huân chương, bằng khen, giấy khen của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương… Một công ty nước ngoài nhờ Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị anh bán bản quyền máy xúc nông sản vào bao nhưng anh từ chối vì: “Nếu mình bán, họ chỉ cần gia công thêm về công nghệ đối với vài chi tiết sau đó sẽ bán lại với giá rất cao, nông dân Việt Nam khó mua được, trong khi mục đích của tôi là mong góp phần giúp bà con nông dân bớt vất vả, và thực hiện được mục tiêu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp Việt Nam” – anh Liêm trải lòng.

Hỏi về nguyện vọng, anh giáo làng luôn sát cánh cùng nông dân Hoàng Thanh Liêm cho biết: Mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ các nhà khoa học, nhà sáng chế để các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ ra được thị trường. “Nhiều trường đại học đã nghiên cứu sáng chế các sản phẩm giá trị, trong đó có các thiết bị phục vụ sản xuất nhưng không thể ra thị trường, cuối cùng phải nằm trong kho. Như tôi đây, sáng chế được nhiều sản phẩm nhưng chỉ có vài máy trở thành hàng hóa. Để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng tôi phải tập trung đầu tư cho kinh doanh và cần thời gian, lúc đầu bán cho khách hàng với giá rẻ, chấp nhận lỗ vốn, lắng nghe nhận xét, góp ý của họ rồi tiếp tục chỉnh sửa đến khi hoàn thiện. Ngoài ra còn cần cơ chế thích hợp, như đề tài nghiên cứu khoa học “Phun xịt thuốc bảo vệ thực vật trên cap dẫn, điều khiển từ xa” tôi ứng dụng công nghệ 4.0, cho kết quả rất khả quan nhưng chưa đưa ra thị trường vì máy chỉ hoạt động trên cánh đồng mẫu lớn” – thầy giáo – kỹ sư Hoàng Thanh Liêm chia sẻ.

Đan Phưng

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)