Hội nhậpThế giới 24h

Ảnh hưởng chỉ là tâm lý

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo với các quyết sách của Chính phủ MỹNhững tin tức từ thị trường tài chính Mỹ hơn bao giờ hết được các nhà đầu tư hồi hộp theo dõi. Cùng với đó là những trồi sụt tức thì của các thị trường chứng khoán. 

Nhận định về ảnh hưởng tài chính với thị trường chứng khoán Việt Nam, giới phân tích quốc tế cho rằng, với quy mô không lớn, và sự cởi mở chưa nhiều thì những ảnh hưởng từ thị trường tài chính Mỹ như hôm thứ Ba tới thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mang tính tâm lý là nhiều.

Vẫn là nơi thu lợi nhuận cao

Trên thực tế, những giao dịch trên thị trường Việt Nam bị tác động ít từ tình hình tài chính quốc tế, có chăng chỉ là những ảnh hưởng thứ cấp về điều chỉnh vốn, về sự thay đổi của thị trường Mỹ, thị trường tiêu thụ chủ lực cho hàng hóa Việt Nam. Hơn thế nữa, theo giới phân tích trong cơn bão tố tài chính – kinh tế này, nhà đầu tư cũng không thể tìm thấy nơi đâu lợi nhuận cao và an toàn trong duy trì tăng trưởng và lợi nhuận như ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Nhất là lúc này đây, cũng như nhiều nền kinh tế Việt Nam cũng đang chịu tác động của lạm phát, suy giảm tăng trưởng, nhưng cả hai chỉ số kinh tế cơ bản đều đã được cải thiện, lạm phát giảm, tăng trưởng duy trì trên 6,5%.

Nếu thỏa thuận giữa Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng về kế hoạch chi 700 tỷ USD để giải cứu thị trường tài chính được thực thi sẽ phần nào làm yên lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dù đây chỉ là hành động của một chính phủ đơn lẻ, song theo giới phân tích, nó sẽ có tác động tích cực, giúp thị trường tài chính toàn cầu vượt qua cơn bão khủng hoảng hiện nay.

Theo bà Nancy Pelosi – Chủ tịch Hạ viện Mỹ, thỏa thuận giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD giữa Quốc hội và Chính phủ Mỹ này sẽ nhanh chóng được chính thức hóa trên giấy tờ. Hầu hết đều đã nhất trí về việc mua lại các khoản nợ xấu và những món nợ của ngân hàng hay tổ chức tài chính làm đóng băng thị trường tài chính. Nhờ có món tiền này, các ngân hàng hay tổ chức tài chính đang gặp khủng hoảng sẽ có thêm các khoản vay mới để tiếp tục duy trì hoạt động, tránh việc tuyên bố phá sản. Vào thời điểm thích hợp, chính phủ sẽ bán các khoản nợ xấu này với giá hợp lý.

Các nước cảnh giác

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến quan ngại về kế hoạch giải cứu thị trường tài chính này của Mỹ. Bởi, theo họ kêu trợ cấp cho DN sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường về dài hạn. Nhiều ngân hàng trung ương các nước trên thế giới lại cho rằng, việc Chính phủ Mỹ mua lại những khoản nợ xấu có thể khiến đồng USD bị trượt giá mạnh, tạo nên viễn cảnh đáng sợ trên thị trường tài chính quốc tế. Việc này có thể giải thích như sau: 47% trái phiếu kho bạc của Mỹ do nước ngoài nắm giữ và nếu ngân sách Chính phủ Mỹ ngày càng thâm hụt nặng nề thì các nhà đầu tư ngoại có thể yêu cầu lãi suất cao hơn hoặc thậm chí từ bỏ đồng USD để chuyển sang mua trái phiếu bằng đồng yên, euro hay NDT. Trong khi đó, có thể thấy đồng USD đã bị trượt giá nhiều và chưa có dấu hiệu phục hồi. Đó là chưa kể, nếu các nhà đầu tư ngoại đang nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu tại Mỹ không thích phương án giải cứu hoặc nghi ngờ về triển vọng của kinh tế Mỹ, đồng USD sẽ rơi vào thảm họa kinh hoàng nhất và sẽ kéo theo sự đi xuống của số nhà đầu tư nước ngoài tại Mỹ.

Theo giới phân tích kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiện nay có thể ảnh hưởng nhiều tới Châu Âu nhưng lại không mấy tác động lên thị trường Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Các nhà đầu tư đang ở thế nước sôi lửa bỏng trong khi chính phủ các quốc gia Châu Âu chưa chính thức thể hiện bất kỳ thái độ nào đối với sự kêu gọi hợp tác từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ và quan điểm của họ là giảm lo ngại về thanh khoản trong thị trường bằng việc cho phép các ngân hàng hoán đổi chứng khoán để lấy tiền mặt.

Hiện các ngân hàng Châu Âu chưa có dấu hiệu xấu song cũng có nhiều người đưa ra câu hỏi là liệu họ còn đủ vốn hay không bởi hệ số nợ đang ngày càng tăng, nhất là ở ngân hàng Deutsche, Barclays và UBS. Do đó, nhiều người cho rằng, Châu Âu cũng đang cần những hành động khẩn cấp để cứu thị trường tài chính trước khi nó đi theo vết đổ của Mỹ.

Ông Nguyễn Tuấn – Phó phòng phân tích chứng khoán

– Cty chứng khoán An Bình: “VN – Index sẽ là 410-490 điểm

Thị trường Mỹ sẽ phải chịu nhiều tác động và kinh tế Mỹ sẽ gặp những khó khăn, xuất khẩu Mỹ bị ảnh hưởng đáng kể… Ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ khiến cho thị trường Việt Nam gặp những thách thức.

Tuy nhiên, nếu xét về nội lực của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thấy, chúng ta đang chờ đợi những tín hiệu tích cực để khẳng định xu thế đi lên của thị trường như: tình hình lạm phát của Việt Nam đã giảm xuống, các ngân hàng bắt đầu thừa tiền do ảnh hưởng của một số chính sách Nhà nước (như mua USD, tăng dự trữ bắt buộc…) và nhiều khả năng lãi suất cho vay sẽ giảm mạnh hơn nữa, CPI được dự báo là sẽ ổn định trong thời gian tới. Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi báo cáo kết quả kinh doanh quý III của top 20 DN niêm yết (Top 10-20 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán có khả năng hồi phục nhanh hơn, các DN nhỏ sẽ gặp những khó khăn nhiều hơn). Tuy nhiên, không phủ nhận rằng thị trường vẫn có những thông tin xấu và còn nhiều diễn biến phức tạp. Theo tôi, nếu không có gì đột biến trong thời gian tới, VN – Index đạt mức 410-490 điểm.

Nhìn chung, thị trường sẽ khó khăn tăng trong ngắn hạn. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đi ngang chứ chưa thể bứt phá lên được. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn tức là ở trung và dài hạn thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở vùng đầu tư vào được.

Nam Phong – Nam Phương (dddn)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)