Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Anh làm “đôi tay, đôi chân” cho em

Tạp Chí Giáo Dục

Là anh em sinh đôi, hai gương mt ging nhau như hai git nưc nhưng anh li khe mnh, còn em phi sng trong cnh bnh tt, b ct b t chi. Ngn y năm em sng trong cnh thiếu tay chân cũng là thi gian anh hy sinh nim vui riêng đ “phò tá” cho em trên mi no đưng.


Gia Hưng đy Gia Lâm đi hc thêm trên chiếc xe lăn hàng xóm tng

Đó là câu chuyện của hai anh em Nguyễn Gia Hưng và Nguyễn Gia Lâm (học sinh lớp 8/6 Trường THCS Trần Phú, Q.10, TP.HCM). Hai em chính là tấm gương sáng về nghị lực sống và tình cảm anh em, giống như câu ca dao: “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”.

10 năm sng trong bnh vin

Chúng tôi đến nhà Gia Hưng và Gia Lâm vào một buổi xế chiều, cùng thời điểm hai anh em vừa đi học thêm về. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Mãnh (mẹ của Gia Hưng và Gia Lâm) cũng vừa đẩy chiếc xe bán sữa đậu nành về phòng trọ sau một ngày tất bật mưu sinh. Trong căn phòng trọ rộng khoảng 15m2 được thuê với giá 3,5 triệu đồng/tháng, ông Nguyễn Văn Lập (cha của Gia Hưng và Gia Lâm) đang lau dọn phòng, còn cô con gái lớn thì lo bữa cơm chiều để mẹ được nghỉ ngơi. Tất tần tật, chỗ ăn, chỗ ngủ, nơi sinh hoạt… của gia đình đều gói gọn trong căn phòng chật chội ấy. Dẫu vậy gia đình luôn quan tâm, sẻ chia, yêu thương nhau. Bà Mãnh vừa đi bán về, dù rất mệt nhưng gương mặt luôn niềm nở và không ngần ngại chia sẻ về cuộc sống của gia đình mình.

Bà Mãnh cho biết, trước đây gia đình không dư giả nhiều nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc. Khi sinh Gia Hưng và Gia Lâm, gia đình vỡ òa hạnh phúc vì đã đủ nếp, đủ tẻ. Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu thì khó khăn ập đến. Năm 2 tuổi, Gia Lâm bị phát hiện mắc bệnh tim, sau ca mổ, tứ chi của em phải cắt bỏ. Những vết cắt bắt đầu lở loét khiến cho một đứa trẻ bình thường phút chốc phải chịu những cơn đau đớn tột cùng, có lúc còn nguy hiểm đến tính mạng. Thương con, vợ chồng bà đưa Gia Lâm lên TP.HCM chữa trị mất 10 năm ròng rã. Trong 10 năm đó, hai vợ chồng bà vừa chạy ngược chạy xuôi để lo cho đứa con kém may mắn vừa chăm bẵm đứa con trai còn lại cùng cô con gái lớn. Nhờ những người xung quanh hỗ trợ, giúp đỡ nên hai vợ chồng đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách.


Gia Lâm đang nn nót viết bài

Cả tuổi thơ sống trong đau đớn, bệnh tật nhưng Gia Lâm luôn lạc quan và hiểu chuyện. Cậu bé lúc nào cũng tỏ ra mạnh mẽ để cha mẹ an tâm về mình. Đặc biệt, Gia Lâm rất ham học. Trên giường bệnh, Gia Lâm đã tập viết những con chữ đầu tiên bằng hai khuỷu tay. Khi viết chán, em chuyển sang vẽ tranh. Khoảng thời gian đó, ngoài cha mẹ, Gia Hưng là người đồng hành cùng em trai của mình. Đến tuổi vào lớp 1, hai anh em hớn hở đến trường. Không có đôi tay nhưng bằng sự cố gắng, Gia Lâm đã viết được những con chữ nhìn không thua kém các bạn. Dần dà, Gia Lâm còn có thể tự cầm muỗng ăn cơm, cầm ly uống nước, tự chủ trong sinh hoạt. “Thấy con làm được như vậy, tôi muốn con được đi học để sau này có thể tự nuôi sống mình. Hồi đó bệnh viện là nhà. Sau giờ học, mẹ con lại về bệnh viện để chữa trị. Dù bệnh tật nhưng Gia Lâm rất ngoan ngoãn, chăm học. Năm nào con cũng lên lớp. Thấy gia cảnh chật vật, thầy cô giáo ở trường cũng tận tình hỗ trợ và sắp xếp cho hai anh em Gia Hưng, Gia Lâm học cùng lớp, ngồi chung bàn để tiện giúp đỡ nhau. Nhờ vậy mà vợ chồng tôi cũng đỡ phần nào khó khăn”, bà Mãnh nhớ lại.

“Mi chuyn đã có anh lo”

Lên lớp 5, Gia Hưng bắt đầu lớn và hiểu chuyện. Em đã biết phụ cha mẹ lo cho đứa em song sinh kém may mắn của mình. Hằng ngày, hai anh em cùng nhau đến trường, cùng nhau học tập. Thời gian rảnh, Gia Hưng đến bệnh viện vui đùa với em. Hai anh em như hình với bóng, trừ những lúc Gia Hưng không được vào bệnh viện. Càng lớn, Gia Hưng càng sát cánh cùng em trai Gia Lâm. Dù Gia Lâm không có tay chân nhưng lúc nào em cũng có anh trai bên cạnh hỗ trợ làm “đôi tay, đôi chân” cho mình.

Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng Gia Hưng có thể thay cha mẹ cõng em đến trường để cha mẹ an tâm mưu sinh. Hình ảnh Gia Hưng cõng đứa em không có tứ chi đến trường đã làm lay động biết bao trái tim thầy cô, bạn bè. Bà Mãnh xúc động nói: “Tội nghiệp hai con. Gia Hưng dù lành lặn, khỏe mạnh nhưng chưa một ngày được đi chơi hay vui đùa cùng các bạn, dù tôi biết ở cái tuổi này bọn trẻ rất ham chơi. Nhiều lúc tôi bảo con cứ đi chơi với bạn. Cháu nói để con ở nhà chơi với em. Con không muốn bỏ em một mình, em sẽ buồn. Cứ thế, hai anh em chưa bao giờ xa nhau. Gia Lâm ở đâu thì Gia Hưng ở đó”.

Sau 10 năm chiến đấu với bệnh tật, năm 2018, Gia Lâm chính thức được ra viện để về nhà sống với cha mẹ, anh chị. Mỗi ngày của Gia Lâm: Sáng được anh trai Gia Hưng gọi dậy, chuẩn bị đồ sau đó đến trường. Trưa về nhà ăn cơm, chiều hai anh em cùng nhau đi học thêm, tối hai anh em cùng học bài. Hai anh em cùng học, cùng giải thích cho nhau nghe những chỗ còn vướng mắc, chưa hiểu, rảnh thì lên mạng tìm tòi học thêm. Suốt những năm qua, Gia Hưng và Gia Lâm không chỉ là anh em, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau mà còn là đôi bạn cùng tiến. Thấy Gia Hưng cõng em đến trường vất vả vì càng lớn Gia Lâm càng nặng ký, một người hàng xóm đã tặng hai anh em chiếc xe lăn. Bây giờ, hai anh em có điều kiện đi lại hơn. Khi được hỏi, nếu không cõng hoặc đẩy Gia Lâm đến trường thì em sẽ được vui chơi, đùa giỡn với bạn bè… mà không có ai vướng bận. Em có thấy Gia Lâm là gánh nặng cho mình không? Gia Hưng trải lòng: “Hồi nhỏ khi chưa biết suy nghĩ em cũng từng nghĩ vậy, thậm chí còn thấy đơn độc và thiệt thòi hơn bạn bè cùng trang lứa vì không được thoải mái. Đôi khi thấy cha mẹ chăm lo cho Gia Lâm nhiều hơn em còn có phần trách móc. Nhưng dần dần em không còn suy nghĩ đó nữa vì em trai đã thiệt thòi hơn mình rồi. Là anh, em phải biết hy sinh, bù đắp cho em”. Nói xong, Gia Hưng vỗ vai Gia Lâm động viên: “Em hãy cố gắng và mạnh mẽ lên, mọi việc đã có anh lo”.


Bà Nguyn Th Mãnh và hai đa con trai song sinh

Cô Huỳnh Thị Huỳnh Như (giáo viên Trường THCS Trần Phú, chủ nhiệm lớp Gia Hưng và Gia Lâm) cho biết ở trường hai anh em Gia Hưng và Gia Lâm rất chăm ngoan, vâng lời thầy cô, hòa đồng với bạn bè. Hằng ngày, thấy Gia Hưng đẩy xe lăn đưa em đến trường, một số học sinh trong lớp đã tự nguyện giúp mang cặp, đồ đạc. Ngoài ra, bạn bè còn thường xuyên giúp đỡ Gia Hưng và Gia Lâm trong học tập để hai em có động lực vươn lên trong cuộc sống.

Theo cô Trần Thị Mỹ Hạnh (Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú), thời gian qua nhà trường, thầy cô, mạnh thường quân, ban đại diện cha mẹ học sinh… đặc biệt quan tâm đến hai em Gia Hưng và Gia Lâm. Ngoài những phần quà dành cho học sinh khó khăn, hai em còn được nhận học bổng, miễn học phí… Dự kiến trong thời gian tới, nhà trường sẽ miễn tất cả các khoản cho hai em.

Bài, ảnh: Kiu khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)