Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Áo dài “1 tiếng” ở chợ Hàn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ch mt tm hơn 1 tiếng đng h sau khi chn vi ch Hàn, du khách đã có ngay mt b áo dài truyn thng Vit Nam đ do ph, lưu li nhng khuôn hình k nim bên thành ph bin Đà Nng. Nhu cu may “cp tc” áo dài góp phn vc li ngh may mt thi sm ut trong khu ch ln nht, nhì thành ph!

Khách du lch la chn vi may áo dài ti ch Hàn

Thu hút du khách nưc ngoài

Những ngày cuối năm, các cửa tiệm bán vải và tiệm may ở tầng 2, chợ Hàn (Đà Nẵng) nhộn nhịp hơn ngày thường. Du khách tấp nập ghé lại dạo chơi, tìm hiểu về văn hóa chợ, thưởng ngoạn những dịch vụ độc đáo ở đây. Không gian may vá luôn rộn rã tiếng cười, du khách và tiểu thương giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Bình quân mỗi ngày, khu chợ này đón tầm 700 khách du lịch tìm đến thì có tới hàng trăm người trong số đó ghé lại cửa tiệm may để may cho mình một bộ áo dài truyền thống Việt Nam làm kỷ niệm.

Ướm thử tấm vải vừa chọn được, chị Kim Hye Sook đến từ Hàn Quốc phấn khởi nói: “Tôi rất thích kiểu áo dài truyền thống của Việt Nam. Những chiếc áo dài đơn giản, không rườm rà nhưng lại tôn dáng rất đẹp. Đây là lần đầu tiên tôi du lịch đến Đà Nẵng. Tôi nhất định phải mua cho mình một bộ áo dài truyền thống của các bạn để mang về làm kỷ niệm”. Còn chị Yang Ying đến từ Trung Quốc sau hơn 1 giờ dạo chợ mua sắm trong khi chờ chiếc áo dài màu thiên thanh do chính tay chị chọn được may xong. Chị thay luôn bộ áo dài còn thơm mùi vải mới, xúng xính soi mình trước gương và nở nụ cười tươi. “Tôi không nghĩ trong khoảng thời gian ngắn mà cô chủ tiệm may có thể hoàn thành được bộ áo dài đẹp như thế này. Tôi sẽ chọn vải may thêm 1 bộ nữa mang về tặng mẹ tôi”.

N trung tâm thành ph, bên b sông Hàn thơ mng, không gian tng 2 ca ch Hàn không ch là đim đến ca du khách thp phương khi do ch mua sm mà  đó, thanh âm đp máy may lch cch như cu ni đưa truyn thng Vit đến vi x ngưi và đem đến cho nhng ngưi th may nim hy vng gn bó vi ngh!

Nhu cầu may “cấp tốc” áo dài ở chợ Hàn có từ 2 năm trở lại đây, khi khách du lịch khắp nơi chọn thành phố biển này làm điểm đến nghỉ dưỡng. Bà Lưu Thị Thuận – người có gần 30 năm gắn bó với nghề may ở chợ Hàn kể: “Hồi những năm từ 1990-2000, nghề may vẫn còn hưng thịnh, nhất là độ hè chuẩn bị vào năm học mới hoặc cận Tết thì hàng may không kịp. Nhưng rồi, các hàng may mặc sẵn ngày càng phong phú nên nghề may trở nên thưa vắng khách. Mấy năm trước, người trụ lại với nghề chỉ thi thoảng mới nhận được vài đơn hàng lẻ, đa phần là áo quần của các bậc trung niên, thời gian còn lại chủ yếu sửa áo quần cũ để kiếm thêm thu nhập nhưng cũng rất bấp bênh. Hai năm nay nhờ du khách đến Đà Nẵng tăng cao, người tìm đến may áo dài cũng nhiều nên có ngày nhận được vài ba bộ. Mỗi bộ 150 ngàn đồng tiền công may. Tính ra cũng tạm ổn để trụ lại với nghề”.

Vt v nhưng cũng có thu nhp tt

Bà Thuận bảo, khách đến chợ chỉ mất tầm 15 phút chọn vải vừa ý rồi đo may. Việc may áo dài phục vụ khách du lịch thì công đoạn may cũng nhanh hơn do phần lớn áo may sử dụng kiểu dây kéo để khách thuận tiện mặc chứ không kết cúc, quần may lưng bằng dây thun, đường gấp ở mép tà áo được may bằng máy may chứ không phải khâu tay. Chính vì vậy, để có thể hoàn thành một bộ áo dài tối đa cũng chỉ mất một tiếng, vừa may vừa cắt. Đồng nghĩa với chừng ấy thời gian, chỉ bỏ ra từ 350 ngàn đến 500 ngàn đồng tùy theo chất liệu vải là du khách đã có một bộ áo dài mặc ngay tại chỗ để tiếp tục hành trình du lịch của mình, nếu thích.

Tầng 2 chợ Hàn hiện có khoảng gần 40 cửa tiệm may, bán vải. Dịp cận Tết, mỗi ngày chợ đón khoảng 700 lượt khách, phần lớn là du khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc… đây cũng chính là nguồn khách có nhu cầu cao về dịch vụ may “nóng”. Ước tính mỗi ngày các cửa tiệm nhận may gần 300 bộ áo dài cho du khách. Theo bà Phương, người có thâm niên may ở chợ Hàn hơn 15 năm nay cho biết, vào mùa du lịch cao điểm như hè hoặc cận Tết, để đáp ứng được yêu cầu về thời gian thì phải có thêm thợ vì một mình vừa đảm nhận cả may cả cắt là không kịp cho khách. Cũng chính vì thiếu nhân lực nên bà Phương nhận may lại của những bạn may trong chợ. Khi thì người ta giao may phần quần hoặc áo, cũng có khi nhận may cả bộ. Tuy vất vả nhưng cũng có thu nhập để trang trải. Còn đối với những chủ cửa tiệm có nguồn nhân lực thì có ngày họ nhận may tới 3, 4 bộ.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)