Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Áp lực khi tổ chức lớp học… chạy

Tạp Chí Giáo Dục

22 lp 10 đưc t chc thành 200 lp môn la chn, mi hc sinh đưc xếp mt thi khóa biu riêng… là cách hc sinh Trưng THPT chuyên Lê Hng Phong (Q.5, TP.HCM) hc Chương trình giáo dc ph thông 2018 trong hai năm nay. Theo đó, hc sinh đưc chn bt k 4/9 môn hc la chn trong chương trình mi.


Đi din Trưng THPT chuyên Lê Hng Phong tư vn cho ph huynh hc sinh lp 10 chn môn hc la chn đt đu năm hc

Mi hc sinh có thi khóa biu riêng

Từ năm học 2022-2023, khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai năm đầu tiên ở bậc THPT với lớp 10, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã thực hiện mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học linh động (hay còn gọi là lớp học chạy). Trong đó, lớp học truyền thống được tính là đơn vị lớp cố định, học sinh trong lớp sẽ học cùng nhau các môn học bắt buộc trong chương trình và môn chuyên; còn lớp học linh động được tổ chức linh động với 9 môn học lựa chọn, học sinh được chọn tùy ý 4 môn trong số 9 môn và nhà trường xếp lớp. Thời khóa biểu được tổ chức tối đa 8 tiết/ngày, từ thứ hai đến thứ bảy. Riêng chiều thứ bảy học sinh học ở các câu lạc bộ. “Với cách tổ chức này, mỗi học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ có hai thời khóa biểu: thời khóa biểu lớp cố định với các môn bắt buộc và thời khóa biểu môn học lựa chọn. Trong đó, thời khóa biểu môn bắt buộc thì chung cho cả lớp nhưng môn lựa chọn thì mỗi học sinh sẽ có một thời khóa biểu riêng. Ví dụ, năm học này trường có 770 học sinh lớp 10 thì tương đương sẽ có 770 thời khóa biểu khác nhau. Khi có thời khóa biểu, nhà trường bắt đầu phân phòng gắn với thời khóa biểu của học sinh”, cô Phạm Thị Bé Hiền (Hiệu trưởng nhà trường) thông tin.

Để học sinh chọn được đúng môn học mà mình yêu thích, cô Hiền cho biết đầu năm học, khi họp phụ huynh học sinh lớp 10, nhà trường thông tin cụ thể đến phụ huynh và tư vấn kỹ về sở thích, năng lực, định hướng nghề nghiệp cho các em. Được chọn môn học mình yêu thích để học, các em học rất vui vẻ, phấn khởi, thích thú. Cuối năm học 2022-2023, có một vài học sinh đổi môn, do phát hiện mình chưa chọn môn phù hợp, có em đổi qua môn âm nhạc, mỹ thuật, nhà trường cũng làm công tác đổi môn cho học sinh. Theo cô Hiền, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là thuận lợi để nhà trường được phép linh động trong tổ chức lớp học phi truyền thống. Song khó khăn lớn nhất là xếp thời khóa biểu cho học sinh, sắp xếp các lớp linh động cho học sinh… chạy. “Phải cân não lắm, làm sao xếp thời khóa biểu để các môn trong cùng một tiết của học sinh không đụng nhau, nếu không là có thể xếp hai môn vào trong cùng một tiết thì làm sao học sinh học được. Bên cạnh đó là phải sắp xếp phòng học cho từng học sinh, đủ phòng để học các môn. Toàn khối có 22 lớp 10 truyền thống thì cũng chỉ có tối đa 22 phòng để sắp xếp lớp học động, chứ đôn lên 23 phòng là không có phòng để học”, cô Hiền phân tích.

“TP.HCM không th mc cái áo chung như các đa phương khác”

Ông Lê Duy Tân (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM) nhìn nhận, với mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh được chọn 4/9 môn học lựa chọn, song lớp học linh động rất khó vì đặc thù trường công. Dù vậy, khó cũng phải làm vì “TP.HCM không thể mặc cái áo chung như các địa phương khác”. Ngành giáo dục thành phố nhận trách nhiệm là cung cấp dịch vụ như các trường THPT trong cả nước, nhưng làm thêm một bước nữa là cung cấp dịch vụ chất lượng hơn để đào tạo nhân lực chất lượng cao. Các trường THPT phải dạy, phải tổ chức các hoạt động cho học sinh để các em có thể cạnh tranh được với nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay. “Lớp học truyền thống là số môn cứng. Đối với lớp học linh động thì nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị để quyết định cho học sinh chạy nhiều hay ít, hướng tới cung cấp dịch vụ giáo dục tốt nhất cho các em. Các trường THPT cần đánh giá lại việc triển khai chương trình mới sau hai năm triển khai tại đơn vị mình, để thảo luận thêm xem năm học tới sẽ làm thêm bước gì để tổ chức tốt nhất. Từ đó mới thấy được cái khó để tổ chức làm ở mức độ nào, bắt đầu từ điều kiện thực tế”, ông Tân đề nghị.

Đồng thời, ông Tân cho biết năm học tới, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ đưa tiêu chí tổ chức cho học sinh chọn các môn học lựa chọn vào tiêu chí thi đua. Trường nào tổ chức cho học sinh chọn lựa các môn thì được đánh giá cao trong đánh giá thi đua.

Cũng theo cô Hiền, hệ quả của lớp học chạy kéo theo thêm nhiều khó khăn: ví dụ việc xếp phòng kiểm tra tập trung môn lựa chọn cũng phải xếp phòng chạy. Khó khăn nữa là vào điểm, bởi sổ điểm theo lớp cố định. Trong khi môn chạy thì nhiều, một lớp chạy học sinh đến từ nhiều lớp khác nhau. Thầy cô vẫn vào điểm theo lớp tự chọn, nhà trường sẽ hỗ trợ thêm để đưa điểm đó về lớp truyền thống cho từng học sinh. “Cực nhất là thầy cô phải vào điểm học bạ cho từng học sinh. Trường có 22 lớp 10 truyền thống nhưng nếu tính xếp môn học lựa chọn thì có đến 200 lớp. Do vậy, trường rất mong Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai học bạ số để nhà trường thuận lợi hơn”, cô Hiền nói.

Giáo viên đóng vai… hc sinh chn môn hc đ xếp lp th

Cô Phạm Thị Bé Hiền cho biết, để có thể tổ chức được phương án học sinh chọn bất kỳ 4/9 môn lựa chọn theo đúng tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đội ngũ giáo viên nhà trường rất vất vả và áp lực. Thời điểm đầu khi thực hiện chương trình mới, nhà trường cũng nghĩ đến phương án áp sẵn các nhóm môn cho học sinh chọn. Nhưng nếu áp sẵn thì không đáp ứng được nguyện vọng hướng nghiệp theo mục tiêu mà chương trình đặt ra, vì thực tế học sinh chuyên lý vẫn có thể chọn các ngành học không khô khan, học chuyên văn các em vẫn có thể đi theo ngành học liên quan đến môn toán. “Chỉ có phương án lớp học linh động thì mới đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Nguyên hè 2022, nhà trường chỉ “ăn, ngủ” với thời khóa biểu học. Thời điểm đó vừa phải nghiên cứu chương trình mới, vừa phải nghiên cứu tình hình thực tế đơn vị, chương trình nhà trường để triển khai thế nào cho phù hợp. Để cho ra được phương án lớp học linh động, nhà trường tổ chức cho giáo viên đóng vai học sinh, chọn ngẫu nhiên 4/9 môn học lựa chọn. Từ các mẫu kết quả chọn của giáo viên, nhà trường mới sắp xếp thử thời khóa biểu để đánh giá tính khả thi của phương án này khi cho học sinh lựa chọn ngẫu nhiên”, cô Hiền kể.

Sau khi đã sắp xếp được thời khóa biểu, cô Hiền cho biết nhà trường họp Hội đồng sư phạm, thông tin về cách thức lớp học linh động khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho toàn thể đội ngũ, giúp giáo viên hiểu tường tận về mục tiêu, ý nghĩa của hình thức này đáp ứng với chương trình mới. Bởi chỉ khi giáo viên hiểu thì thầy cô mới có sự đồng tình, đồng thời là cánh tay nối dài chia sẻ đến phụ huynh. “Trong năm đầu tiên, thực tế công tác tư vấn dù đã làm rất kỹ nhưng vẫn còn một vài phụ huynh giữ tư duy cũ, chọn môn học theo quan điểm tổ hợp môn thi tốt nghiệp chương trình 2006 nên học sinh trong quá trình học mong muốn chọn lại với môn phù hợp hơn. Đến năm học 2023-2024, nhà trường tư vấn kỹ hơn nữa cho phụ huynh chọn môn học lựa chọn, có cảnh báo để phụ huynh chọn kỹ hơn. Vì vậy, năm thứ 2, học sinh đã mạnh dạn chọn môn học mà mình yêu thích. Năm học tới, khi Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi tốt nghiệp THPT cho chương trình mới rồi, chắc chắn học sinh sẽ chọn mạnh dạn hơn. Đồng thời, trong năm học tới, khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phủ hết 3 khối, nhà trường sẽ có sự điều chỉnh phương án để phù hợp với cả 3 khối.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)