Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Áp lực kỳ thi không đáng có!

Tạp Chí Giáo Dục

Tt nghip trung hc ph thông (THPT) là bưc ngot đánh du chng đưng 12 năm đèn sách, m ra ngưng ca la chn ngh nghip tương lai, vi biết bao s k vng ca bn thân hc sinh và gia đình.

Thí sinh thi THPT quc gia 2019 chun b làm bài. Ảnh: Tùng Nhung

Đip khúc “đưc mùa mt giá”, “đ d đim cao”

Nhiều năm nay kỳ thi THPT quốc gia phải “gánh” nhiều mục tiêu, mà quá khứ cứ tách rồi nhập, liên tục điều chỉnh suốt hàng thập kỷ qua, thì áp lực lớn là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, kỳ thi của năm 2019 chịu sức ép nhiều hơn khi bóng đen của “cơn địa chấn” gian lận thi cử năm 2018 chưa bay hết. Hàng loạt những thay đổi trong quy chế thi, siết chặt an ninh, có tỉnh còn chi hơn 1 tỷ đồng bắt camera ở các điểm thi, huy động hàng vạn giảng viên các trường ĐH tham gia coi thi, chỉ tính riêng số lượng cán bộ tham gia công tác chấm thi tại TP.HCM là 2.000 người.

Nhìn chung bình diện đề thi của tất cả các môn đều có xu hướng nhẹ nhàng, dễ hơn hẳn năm trước, nội dung bám sát chuẩn kiến thức, tương tự cấu trúc đề thi tham khảo của Bộ GD-ĐT đã công bố, vì mục đích chủ yếu phục vụ việc xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, nội dung câu hỏi ở mức độ quá “an toàn”, không có độ phân hóa cao, ít phần vận dụng liên hệ thực tế. Nguyên nhân có thể thấy là do việc thay đổi cách tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT dựa vào 70% điểm các môn thi (thay vì chỉ 50% như năm ngoái). Nụ cười hớn hở của thí sinh sau giờ thi sẽ là niềm vui chưa trọn vẹn khi mà điệp khúc “được mùa mất giá”, “đề dễ điểm cao”, là nỗi lo khi các em đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ. Cách tổ chức thi cử hiện nay dập dềnh như con nước, năm trước đề khó năm sau đề dễ, rất khó để đánh giá đúng về chất lượng giáo dục phổ thông. Do vậy, Bộ GD-ĐT cần có một chiến lược giáo dục mang tính ổn định, hơn là chỉ tập trung cải tiến phương án thi cử như hiện nay.

K thi “2 trong 1” có cn thiết duy trì không?

Năm nay, các trường ĐH trên cả nước đều đã công bố đề án tuyển sinh chính thức. Hiện có hơn 10 phương thức tuyển sinh khác nhau được các trường ĐH áp dụng. Nhiều sĩ tử không bị áp lực trước kỳ “vượt vũ môn” vì đã đậu vào ĐH. Các em chỉ cần hoàn thành bài làm ở mức tối thiểu để xét tốt nghiệp. “Cánh cổng ĐH không phải là con đường duy nhất bước vào đời”. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Liệu rằng việc tổ chức hai kỳ thi chung một đợt có đi ngược lại chính sách giáo dục, gần như bắt buộc thí sinh thi tốt nghiệp thì phải thi ĐH, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa – thiếu nguồn nhân lực ở Việt Nam, do vẫn nặng tâm lý thích làm “thầy” hơn “thợ”, đổ xô vào những vị trí nghe “oai” chứ chưa xem xét đến các yếu tố liên quan đến đầu ra công việc.

Bộ GD-ĐT cho rằng tổ chức kỳ thi “2 trong 1” nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh, tiết kiệm cho xã hội. Trong khi tỉ lệ đỗ tốt nghiệp những năm gần đây đều vượt trên 90%, thậm chí, nhiều địa phương xấp xỉ 100%, cùng với việc các trường ĐH, CĐ được tự chủ về phương thức tuyển sinh, do đó nhiều chuyên gia đề xuất nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT ở quy mô quốc gia, thay vào đó là phương án xét tốt nghiệp do địa phương tổ chức, quản lý để giảm chi ngân sách Nhà nước, cũng như giảm áp lực không đáng có đối với thí sinh. Vẫn có nhiều khâu kỹ thuật của kỳ thi bộc lộ hạn chế, bất cập. Thứ nhất, công tác tổ chức, chấm thi được Bộ GD-ĐT giao về cho địa phương chủ trì dấy lên những nghi ngại gian lận thi cử, mà điều đó đã được minh chứng sai phạm ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang. Thứ hai, để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, chỉ có 3,1% tổng thí sinh chọn thi cả hai tổ hợp môn. Bộ GD-ĐT phải tách riêng 2 buổi thi cho tổ hợp KHTN và KHXH gây lãng phí ngân sách, tốn kém nhân lực cho những thí sinh hướng nghiệp không rõ ràng mà chỉ cầu may, trong khi không có trường ĐH, CĐ nào xét tuyển cùng lúc các môn tổ hợp KHTN và KHXH. Vậy quy định này nhằm phục vụ đối tượng nào, với mục đích gì?

Điều đáng nói là mặc dù Bộ trưởng Bộ GD-ÐT Phùng Xuân Nhạ cho biết vẫn sẽ duy trì kỳ thi THPT quốc gia nhưng không phục vụ mục đích “2 trong 1” mà chỉ phục vụ mục đích tốt nghiệp phổ thông, nhưng với phương cách tổ chức thi này thì rất hiếm thí sinh đậu tốt nghiệp đạt loại giỏi. Như vậy cán cân đang bị nghiêng khi mà còn quá nhiều bất cập trong cách đo lường, đánh giá chất lượng đào tạo phổ thông, khi mà Bộ GD-ĐT cứ loay hoay tìm giải pháp cho những kỳ thi áp lực không đáng có!

Lâm Vũ Công Chính
(giáo viên Trưng THPT Nguyn Du, TP.HCM)

Bình luận (0)