Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Áp lực ngày hè của học sinh thành thị

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc sng thành th bao gi cũng chu nhiu áp lc hơn so vi nông thôn, t chuyn công s, gia đình cho đến chuyn ăn, chuyn hc ca tr


Tr mm non đưc tri nghim làm bác sĩ (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Quỹ thời gian vui chơi, thư giãn, nghỉ ngơi ngày hè của trẻ thành thị bị lấn át bởi những kế hoạch “dài hạn” của cha mẹ. Nào là học thêm ngoại ngữ, học trước chương trình, học bồi dưỡng, học nâng cao…, vậy là kỳ nghỉ hè của trẻ trở thành “học kỳ 3” chứ không phải là thời gian hè đúng nghĩa. Còn ở nông thôn, với tính chất công việc nhà nông thì áp lực này không lớn, nghỉ hè ở nông thôn trẻ được thoải mái hơn, cho dù có chuyện học thêm cũng không tạo ra quá nhiều sức ép, đó mới đúng nghĩa là “học mà chơi, chơi mà học”.

Vì sao vào hè trẻ thành thị thường bị áp lực? Có vô số lý do để các bậc cha mẹ ở thành thị ép con vào chuyện học.

Thứ nhất, để quản con. Phụ huynh gửi con đến các trung tâm dạy thêm để thuận lợi cho việc quản lý vì họ nghĩ rằng đó là cách quản con tốt nhất trong ngày hè, vừa nâng cao kiến thức, vừa không để con bị lôi kéo, cám dỗ bởi môi trường xung quanh. Thứ hai, để đón đầu kiến thức. Một số phụ huynh có suy nghĩ rằng, ngày hè nên cho con học trước chương trình để sang năm học mới trẻ dễ tiếp thu, đạt kết quả tốt. Nhất là khi trẻ sắp bước vào lớp 1, cha mẹ nghĩ nếu con học mẫu giáo đã đọc thông, viết thạo thì khi vào lớp 1 không phải học lại chương trình cơ bản. Thứ ba, để phát triển toàn diện. Tâm lý hiện nay nhiều phụ huynh coi việc học hè là thời gian tốt nhất để con có thể phát triển một cách toàn diện, vậy là họ cho con đến các trung tâm ngoại ngữ, lớp học võ, lớp học kỹ năng… với mong muốn con càng biết nhiều thứ càng tốt. Sáng học, chiều học, tối học…, một ngày đầy ắp kế hoạch. Theo ý kiến của các nhà tâm lý sư phạm, cách sử dụng thời gian hè của trẻ như trên không những không mang lại kết quả tốt đẹp, mà còn gây trở ngại cho sự phát triển sinh lý, trí tuệ và tâm hồn của trẻ, trái với quy luật sinh học – xã hội. Thậm chí chỉ mang lại những hệ quả xấu. Trước hết, để dễ quản con, phụ huynh có thể áp dụng nhiều phương cách chứ không nhất thiết bắt con phải học thêm. Được về quê cùng ông bà nội – ngoại, họ hàng trong dịp hè vừa không gây áp lực với trẻ, vừa làm mới mẻ, phong phú nhận thức của các em. Hòa mình vào thiên nhiên ruộng đồng giúp trẻ rèn thể lực, bồi bổ tâm hồn, đồng thời học được những cách ứng xử mới, nhất là trẻ sẽ phát triển tốt những cảm xúc, thói quen sống cộng đồng; qua đó khi trở lại thành thị sẽ có những cách sống mới, nhất là “tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau”. Cũng có thể cho trẻ làm việc nhà, nếu quá bận rộn, cha mẹ có thể giao cho con một số công việc nhất định như lau nhà, giặt giũ… Công việc nhà sẽ rèn cho trẻ ý thức được giá trị lao động đồng thời cũng giảm bớt những nguy cơ nảy sinh các hành vi xấu, tất nhiên quá trình đó người lớn cũng cần theo dõi, định hướng, điều chỉnh. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cùng con đi tham quan du lịch, đi công viên, siêu thị…, qua đó góp phần làm cân bằng đời sống của trẻ; đồng thời còn tạo thêm hứng thú để trẻ sẵn sàng cho năm học mới.

Trong trường hợp phụ huynh muốn con biết trước, muốn con giỏi hơn các bạn khác, muốn con không bị yếu hơn các bạn… nên “đi trước đón đầu”. Điều này về khía cạnh tâm lý là không phù hợp, thậm chí phản tác dụng. Không phải bỗng dưng mà từ xưa các độ tuổi đã được phân chia tương ứng với từng cấp học. Mỗi độ tuổi đều có hoạt động chủ đạo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý. Tuổi mẫu giáo thì hoạt động chủ đạo là chơi, tiểu học thì học tập, trung học cơ sở là giao tiếp… Và như vậy, nếu mẫu giáo mà dạy trẻ biết đọc thông, viết thạo thì đó là trái với quy luật, khi vào lớp 1 trẻ không hứng thú, thậm chí còn lười biếng vì tâm lý “biết trước”, đồng thời cũng khó phát huy được tính tích cực trong học tập. Tốt nhất, cha mẹ nên chuẩn bị những điều kiện như cho con làm quen với môi trường mới, làm quen với bạn bè, tiếp xúc với thầy cô, duy trì dần những thói quen, nề nếp trong môi trường học đường… Tóm lại là chuẩn bị tốt về tâm sinh lý cho trẻ.

Có th nói, cho tr thành th đi đâu, làm gì trong dp hè là vn đ khá phc tp. Tùy vào điu kin, hoàn cnh mi gia đình mà nên la chn cho tr cách s dng thi gian ngày hè hp lý. Điu quan trng nht là làm sao đ tr có mt mùa hè đúng nghĩa.


Hc sinh tiu hc đưc hưng dn k năng làm vic nhà như ra chén bát… (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Nhồi nhét các chương trình học hè cho trẻ vì muốn con phát triển toàn diện cũng là cách làm đáng phê phán của phụ huynh. Ngoài lý do để giảm áp lực sau những ngày học hành vất vả thì sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ để con được phát triển nhiều mặt trong thời gian hè lại càng sai lầm nghiêm trọng. Không thể rèn được cho trẻ một thói quen biết đồng cảm chia sẻ với người khác mà chỉ thông qua vài buổi học kỹ năng sống, nó đòi hỏi cả một quá trình lâu dài từ trong khuôn mẫu gia đình, phép tắc nhà trường… mới có thể hình thành như một phẩm chất cần thiết ở trẻ. Vậy thì thay vào đó, chúng ta có thể cho con đi học bơi, được làm “nông dân” ở làng quê thực thụ chứ không phải là mô hình thì các em sẽ phát triển một cách tự nhiên và bền vững. Do đó, phụ huynh không nên ôm đồm quá mức để hy vọng vào nhiều kết quả tốt đẹp. Hãy kết hợp giữa “học mà chơi, chơi mà học” là chủ yếu, tất nhiên chơi ở đây cũng có nghĩa là một công việc nào đó mà trẻ thấy hứng thú, đó mới là bổ ích.

Có thể nói, cho trẻ thành thị đi đâu, làm gì trong dịp hè là vấn đề khá phức tạp. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh mỗi gia đình mà nên lựa chọn cho trẻ cách sử dụng thời gian ngày hè hợp lý. Điều quan trọng nhất là làm sao để trẻ có một mùa hè đúng nghĩa.

Phương Lan

Bình luận (0)