Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Áp lực về khôi phục thảm họa ngày càng gia tăng

Tạp Chí Giáo Dục

Thời gian ngưng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khiến các khách hàng của họ chịu thiệt hại hàng chục nghìn đô-la Mỹ mỗi năm. Bên cạnh đó DNVVN thường bị tổn thất kinh doanh từ hệ quả trực tiếp là không chuẩn bị sẵn sàng trước thảm họa.

Đây là kết quả báo cáo mới nhất mà tập đoàn Symantec vừa công bố trong việc khảo sát mức độ sẵn sàng ứng phó với thảm họa trong các DNVVN.

Bản báo cáo này là kết quả của một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 8 và tháng 9/2009, do công ty Applied Research tiến hành đối với những người phụ trách đảm nhiệm các tài nguyên công nghệ và máy tính trong các DNVVN.

Báo cáo được xây dựng nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng và tình trạng sẵn sàng khôi phục thảm họa trong các DNVVN, nhận thức của họ cũng như thực tiễn ứng dụng. Nghiên cứu này được thực hiện trên hơn 1,650 đơn vị khảo sát thuộc 28 quốc gia tại khu vực Bắc Mỹ (North America), Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA), khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh.

Doanh nghiệp tin tưởng vào kế hoạch sẵn sàng ứng phó

Cuộcđiều tra chỉ ra rằng các DNVVN tỏ ra khá tin tưởng vào các kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thảm họa của mình. 82% các đơn vị, tổ chức được khảo sát cho biết họ hài lòng ở một mức độ nào đó/hoặc rất hài lòng với những kế hoạch ứng phó thảm họa hiện có, và một số lượng tương tự các doanh nghiệp (chiếm 84%) cho biết họ cảm thấy họ được bảo vệ tốt/hoặc ở mức độ vừa phải trong trường hợp có thảm họa xảy ra.

Các DNVVN cũng tin tưởng rằng khách hàng sẽthông cảm và kiên nhẫn trong trường hợp hệ thống máy tính hoặc tài nguyên công nghệ của họ bị gián đoạn. Trong trường hợp ngưng trệ như vậy, chỉ có một phần ba (34%) DNVVN được khảo sát cho rằng khách hàng của họ sẽ cân nhắc những lựa chọn khác, bao gồm cả việc cân nhắc lựa chọn đối thủ.

Sự tin tưởng thiếu tính thuyết phục

Dùdoanh nghiệp có những nhận định như trên, thì thực tế trong các DNVVN lại cho thấy niềm tin đó của họ là không có căn cứ.

Trung bình, các DNVVN được khảo sát gặp phải sự cố ngưng trệ hoạt động 3 lần trong vòng 12 tháng, với những nguyên nhân chủ yếu như do virus, do hacker tấn công, do mất điện hoặc do thảm họa thiên nhiên. Đây là con số đáng báo động bởi hơn một nửa các DNVVN thừa nhận họ chưa có một kế hoạch cụ thể để đối phó với những sự cố như vậy.

Cuộc khảo sát còn phát hiện rằng chỉ có khoảng 1/5 các DNVVN (chiếm 23%) thực hiện sao lưu dữ liệu hàng ngày, và một DNVVN trung bình chỉ sao lưu khoảng 60% dữ liệu công ty và dữ liệu khách hàng. Hơn một nửa các DNVVN dự tính họ sẽ mất khoảng 40% dữ liệu của mình nếu hệ thống điện toán của họ bị phá hủy trong hỏa hoạn.

Khách hàng bị ảnh hưởng rất lớn do ngưng trệ hệ thống

Khảo sát khách hàng của các DNVVN cho biết ước tính chi phí cho việc ngưng trệ hệ thống trung bình là 15,000 đô-la Mỹ mỗi ngày. Những sự ngưng trệ hệ thống này cũng gây ảnh hưởng rất lớn, khoảng hơn 42% sự cố ngưng trệ kéo dài hơn 8 tiếng hoặc thậm chí lâu hơn. Một phần tư số khách hàng (chiếm 26%) cho biết họ bị mất những dữ liệu quan trọng.

Cũng theo những phát hiện mới nhất trong khảo sát, cứ 2 trong số 5 khách hàng của các DNVVN (chiếm khoảng 42%) đã chuyển sang nhà cung cấp khác bởi vì họ “cảm thấy hệ thống máy tính hay công nghệ của đối tác không đáng tin cậy”.

Đây có lẽ là điểm tương phản khá rõ với quan điểm của 2/3 DNVVN tin rằng khách hàng của họ "sẽ kiên nhẫn chờ đợi đến lúc các hệ thống khôi phục hoạt động trở lại" hoặc gọi điện để “có được điều họ có thể có, nhưng sẽ chờ đợi thứ cần thiết khác cho đến khi các hệ thống được khôi phục trở lại.”

Một ảnh hưởng khác của việc ngưng trệ hệ thống là tổn thất tới uy tín và danh tiếng của công ty. 63% khách hàng phản ảnh rằng việc ngưng trệ hệ thống làm suy giảm hình ảnh của các đối tác DNVVN trong mắt họ.

Theo Bà Suzie Tan, Giám đốc Symantec Việt Nam thì điều đáng ngạc nhiên của nghiên cứu này là thực tế các DNVVN không nhận ra mức độ ảnh hưởng của việc gián đoạn kinh doanh đối với khách hàng của họ, đặc biệt là khi họ có sẵn những công cụ trong tay để giúp họ chuẩn bị tốt, sẵn sàng đối phó với thảm họa.

Hầu hết mọi người đều không muốn có sự cố xảy ra nhưng thực tế là chúng lại thường diễn ra. Và thay vì tiếp tục ở trong tình trạng bị động, các DNVVN có thể triển khai những bước đơn giản để bảo vệ dữ liệu của họ. Và khi các công ty giới thiệu kế hoạch phòng chống thảm họa này của họ tới khách hàng, thì điều này sẽ giúp giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng, và trở thành đối tác đáng tin cậy của họ.

Theo đánh giá của Symantec thi doanh nghiệp muốn thiết lập những kế hoạch đối phó thảm họa thì cần phải quan tâm đến các vấn đề như xác định nhu cầu của mình; Sử dụng những nhà tư vấn đáng tin cậy; Tự động hóa cho những quy trình có thể được và Kiểm tra định kỳ hàng năm.

Nguyễn Hùng (Theo Dantri)

Bình luận (0)