Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bà bầu uống axit folic lúc nào là chuẩn nhất?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA) có nghĩa là em bé đang phát triển trong bụng mẹ hay trẻ sơ sinh có trọng lượng nhỏ hơn so với bình thường đối với giới tính của em bé và tuổi thai.

Tờ Medical New Today (Anh) đưa tin, một nghiên cứu gần đây của đại học Birminham cho thấy uống axit folic tối thiểu 1 tháng trước khi mang thai là thời gian tối ưu để giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân.

Nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA) có nghĩa là em bé đang phát triển trong bụng mẹ hay trẻ sơ sinh có trọng lượng nhỏ hơn so với bình thường đối với giới tính của em bé và tuổi thai.

SGA chủ yếu gây ra các vấn đề phát triển của thai như hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR). Điều này có thể giải thích là do thai nhi không nhận được các chất dinh dưỡng và lượng ôxy cần thiết.

Theo kết quả đang tải trên tạp chí quốc tế về sản khoa và phụ khoa BJOG của nước Anh, các bác sĩ khuyên sản phụ nên bổ sung axit folic để giảm thiểu rủi ro con em mình bị nhẹ cân khi sinh ra. Axit folic là loại vitamin nhóm B có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống.

Khi sinh ra, SGA có thể gây ra một loạt các biến chứng, chẳng hạn như giảm nồng độ oxy, đa hồng cầu (tế bào máu đỏ dư) và lượng đường trong máu thấp. Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe nguy hiểm khác trong tương lai như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, bệnh tim và tâm thần.

Tờ Medical Daily (Mỹ) đưa tin, ông Khaled Ismail, giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Birmingham và các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm ghi lại thời gian bắt đầu bổ sung axit folic ở 39.416 bà bầu, 25,5% trong số đó uống trước khi thụ thai.

Trong nghiên cứu này, 42% là có bầu bé thứ nhất, 81,7 % là người không hút thuốc, độ tuổi trung bình là 28,7 và chỉ số khối cơ thể BMI trung bình là 24,7%.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cao nhất các em bé sinh ra bị SGA xảy ra ở những người mẹ không uống axit folic trong cả trước và sau thời gian mang thai. Uống axit folic trước khi thụ thai dẫn đến tỷ lệ mắc SGA thấp hơn so với trong khi mang thai.

Giáo sư Khaled Ismail cho biết: “Uống axit folic trước và trong suốt ba tháng đầu mang thai có thể giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và SGA. Kết quả này khá quan trọng để cải thiện đời sống của bà mẹ và trẻ sơ sinh”.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, các bà mẹ nên bổ sung khoảng 0,4g axit folic mỗi ngày, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi có thai. Đó là liều lượng thích hợp để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh có liên quan tới não bộ và cột sống những đứa con.

Ngoài ra, đối với phụ nữ nói chung, các chuyên gia cũng khuyên nên bổ sung axit folic để thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển của những tế bào khỏe mạnh.

Ảnh minh họa.

Những loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic, có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang bầu điển hình là:

Măng tây: Đây là loại thức ăn chứa nhiều axit folic nhất.

Cam: Là loại hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời cũng chứa nhiều chất axit folic.

Súp lơ xanh: Một bát soup súp lơ xanh chức tới 104mcg axit folic

Ngũ cốc: Nhất là ngũ cốc thô chưa qua tinh chế có hàm lượng axit folic cao.

Quả bơ: Một nửa quả bơ chứa 90mcg axit folic.

Theo Infonet.vn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)