Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Ba biểu tượng gắn liền với đời sống người dân Nam bộ

Tạp Chí Giáo Dục

Hình nh áo bà ba, khăn rn và chiếc nón lá đã gn lin vi đi sng ngưi dân Nam b t bao đi nay. Theo din gi văn hóa H Nht Quang, đng sau nhng món đ thân thuc, đơn sơ này là c mt ý nghĩa văn hóa đưc gi gm t các thế h đi trưc.


Din gi văn hóa H Nht Quang

1. Theo diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang, vào thế kỷ 16-17, người dân Nam Đảo qua Việt Nam để giao lưu buôn bán, mua trầu cau, đổi hương liệu… và có từ xưng hô “Baba-Nyonya” trong đó “Baba” nghĩa là quý ông còn “Nyonya” là quý bà. Với cách chào hỏi xưng hô được lặp đi lặp lại nhiều lần, người dân dần quen gọi “Babas”. Về sau, tiếng Việt phiên âm thành “bà ba” và dùng để gọi tên cho chiếc áo có kiểu dáng của người dân Nam Đảo.

“Đây là thuyết được nhiều người công nhận và giáo sư tiến sĩ Ngô Đức Thịnh đã viết trong tác phẩm Trang phục truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ. Giáo sư cũng chia sẻ thêm một số yếu tố để cấu thành ra áo bà ba như chúng ta thấy vài chục năm gần đây”, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang cho biết.

Cũng theo diễn giả Hồ Nhựt Quang thì, đối với cộng đồng người Hoa sống ở vùng Nam bộ, họ có loại áo xá xẩu, cổ thấp. Khi chúng ta ảnh hưởng văn hóa của phương Tây với kiểu dáng xẻ phía trước, có nút nhựa. Sau khi tổng hợp tất cả điều này, chúng ta đã làm ra được chiếc áo bà ba. Đó gần như một chiếc áo dài được cắt ngắn. Túi hổ phệ hay túi tay nải được cấu thành hai túi phía trước. Như vậy, áo bà ba được định hình gần như hoàn chỉnh cho đến ngày nay”.

Khoảng 30-40 năm về trước, chiếc áo bà ba cổ tròn được chia thành bốn mảnh với hai mảnh ráp phía sau, hai mảnh ráp phía trước và thắt nút. Nhưng về sau chỉ còn một mảnh phía sau lưng.

Trong sách Quốc phục truyền thống của Nguyễn Đặng Côn, vào năm 1960 hầu hết áo bà ba có 6 nút tượng trưng cho 6 giá trị đạo đức bao gồm: thân hòa nghĩa là con người phải biết quý trọng thương nhau như chính bản thân của mình; khẩu hòa tức là biết lựa lời mà nói; ý hòa có nghĩa hợp ý nhau mà làm; kiến hòa là có kiến thức chia sẻ nhau cùng biết; lợi hòa là có gì mà làm ăn được thì chia sẻ nhau cùng sống; giới hòa có nghĩa những gì ảnh hưởng đến người khác thì phải hạn chế. Đó chính là giá trị ý nghĩa của lục hòa.

Chiếc áo bà ba không chỉ đơn thuần là một trang phục truyền thống của Nam bộ, áo bà ba còn mang nhiều ý nghĩa đạo lý với bề dày lịch sử.

2. Lý giải về nguồn gốc của khăn rằn, diễn giả Hồ Nhựt Quang cho biết chiếc khăn rằn vốn có nguồn gốc từ người Khmer. Vì Nam bộ là nơi có nhiều dân tộc sinh sống cùng nhau như Khmer, Chăm, Hoa… vì vậy người Việt cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa của các dân tộc này, trong đó có dân tộc Khmer.

Giải thích thêm về việc người dân quấn khăn rằn trên đầu, Hồ Nhựt Quang chia sẻ: “Do Nam bộ có nhiều người giỏi về Nho – Y – Lý – Số nên họ biết cách chữa bệnh và vị trí các huyệt đạo trên cơ thể. Trong đó, vùng trán có huyệt Ty Trúc, sau gáy có huyệt Tân Thức, trên đỉnh đầu là huyệt Bách Hội… Khi làm việc đồng áng, người dân quấn khăn này trên đầu thì các huyệt đạo được phong bế. Dù thời tiết thay đổi thế nào thì cơ thể cũng không nhiễm bệnh. Đối với phụ nữ thì dễ yếu nhất là huyệt Bách Hội nên người ta quấn khăn che kín trên đầu rồi đội thêm chiếc nón”.

Nhờ sự giao thoa về văn hóa, chiếc khăn rằn không chỉ là vật dụng biểu tượng của người Khmer mà bao gồm cả người Việt ở Nam bộ. Chiếc khăn rằn dần đi vào các tác phẩm văn hóa của người dân nơi đây.

Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang lấy ví dụ trong vở cải lương nổi tiếng “Đời cô Lựu”, khi chồng cô Lựu là Võ Minh Thành bị hương quản làng lôi đi, cô Lựu chỉ kịp quàng chiếc khăn rằn vào cổ chồng. Chịu cảnh tù ngục đọa đày đau đớn nhưng Võ Minh Thành vẫn giữ chiếc khăn rằn, xem như hình bóng người vợ và quê hương vẫn luôn bên cạnh mình.

Ngày Võ Minh Thành trở về chốn cũ thì vợ anh đã thuộc về người khác. Gặp lại người xưa, Võ Minh Thành trách cô Lựu rằng tại sao chiếc khăn mà cô quàng vào cổ anh vẫn giữ được 18 năm nhưng tình cảm anh trao thì cô không thể giữ. Đây cũng là chi tiết đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả. “Cái hay của soạn giả Trần Hữu Trang là đưa vật phẩm có hồn, có chất là chiếc khăn rằn vào tác phẩm, làm cho người ta nhớ mãi về vở cải lương Đời cô Lựu”, diễn giả Hồ Nhựt Quang phân tích.

Ngoài việc dùng để che nắng mưa, chiếc khăn rằn còn được người dân Nam bộ dùng để làm nôi đưa bé ngủ. Thời kỳ chiến tranh, người dân còn dùng khăn rằn để che kín mặt trong các cuộc họp kín.

Có th thy, khăn rn, áo bà ba và nón lá là b ba thưng xut hin cùng nhau. Tuy đơn gin mc mc là vy nhưng n cha nhiu triết lý thâm thúy và toát lên tính cách đôn hu ca ngưi dân Nam b.

3. Đi cùng khăn rằn là chiếc nón lá đơn sơ nhưng mang ý nghĩa đạo đức đầy sâu sắc. Diễn giả Hồ Nhựt Quang cho biết, chiếc nón lá có tổng cộng 16 vành tre, tượng trưng cho quan niệm “nam thất nữ cửu”. Theo định nghĩa của Đông y chữa bệnh ngày xưa, “nam thất nữ cửu” nghĩa là người đàn ông có 7 lỗ thoát khí, người phụ nữ có 9 lỗ thoát khí. Đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì thờ Cửu Huyền Thất Tổ (Cửu là 9, Thất là 7). Vì vậy nón lá không chỉ dùng để che nắng mưa mà còn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.

Chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng văn hóa của người dân Nam bộ và chinh phục cả người phương Tây. Diễn giả Hồ Nhựt Quang tiết lộ kiến trúc sư thiết kế Bưu điện TP.HCM đã lấy hình ảnh của chiếc nón lá để làm biểu trưng của văn hóa địa phương, đặt ở đỉnh đầu của Bưu điện thành phố với vòm cung và những đường kẻ ô vuông.

Trong các tác phẩm dân gian, nón lá cũng xuất hiện và chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu tượng:

Nón lá là hn hoa sen trng

Ngưc lá che đu tránh nng mưa

Bình d khung tre lòng chín chn

Đơn gin lá thơm, hn say sưa

Khi thn thùng, ai che nghiêng nón

Khi chào đáp l, gi nón thưa

Khi bit lòng ai, tay vy nón

Nón ru gic ng bui hè trưa

Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang cho biết thêm, nón lá có thể đội được khoảng 6 tháng. Nhiều người bạn nước ngoài của nam diễn giả khi đến TP.HCM tham quan đều rất muốn mua chiếc nón lá. Vì nếu như đến miền Nam TP.HCM mà không được đội nón lá là một thiếu sót, chưa chạm được vào văn hóa nơi đây. Đó cũng là lý do vì sao có nhiều người Tây đội nón lá ở sân bay là vậy.

Công Sơn

 

 

Bình luận (0)