Hôm nay, ngày 29-11, Đối thoại phòng, chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 10 với chủ đề "Đánh giá tác động, hiệu quả các kỳ đối thoại về PCTN đối với công tác PCTN của Việt Nam" do Thanh tra Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN phối hợp với Đại sứ quán Anh, được tổ chức tại Hà Nội.
Chuẩn bị cho cuộc đối thoại này, những vấn đề thuộc các lĩnh vực thu hút sự quan tâm của xã hội đã được các chuyên gia bàn thảo. Riêng ngành giáo dục, ba điểm nóng được nhận diện là: dạy thêm, học thêm; tuyển sinh đầu cấp và các khoản thu trong nhà trường.
Các tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục được gọi là tham nhũng vặt vẫn còn khá phổ biến. Ảnh: Phương An
Thiệt hại ở uy tín
Theo Bộ GD-ĐT, tình trạng dạy thêm, học thêm chủ yếu xảy ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố, thị xã, thị trấn của các tỉnh, thành khu vực đồng bằng. Việc dạy thêm, học thêm sẽ không sai nếu như đáp ứng được nhu cầu của người học và tổ chức dạy thêm theo đúng quy định. Nhưng thực tế, đã có nhiều giáo viên lợi dụng việc dạy thêm và buộc học sinh phải đi học thêm để thu tiền. Cá biệt có nơi, việc tổ chức dạy thêm, học thêm trở thành một phong trào. Còn hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh đầu cấp có thể xảy ra ở tất cả cấp học, khi thí sinh không đủ điều kiện trúng tuyển vào các trường, đã tìm mọi cách để được lọt qua cánh cổng trường, dẫn tới gian lận về hồ sơ tuyển sinh hoặc tiêu cực trong coi thi, chấm thi. Ngoài ra còn có tiêu cực trong tuyển sinh trái tuyến, "chạy" vào các trường điểm, gian lận về các điều kiện xét tuyển…
Việc thực hiện các khoản thu trong nhà trường, theo Bộ GD-ĐT, là lĩnh vực đã và đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, từ giáo dục mầm non đến đại học. Qua công tác thanh tra, kiểm tra và một số vụ việc sai phạm đã được phát hiện và xử lý, có thể thấy các vi phạm chủ yếu là thu cao hơn mức quy định; tự đặt ra các khoản thu đầu năm, đầu cấp ngoài quy định; mượn danh nghĩa Hội Cha mẹ học sinh và gây quỹ các đoàn thể để thu thêm. Việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí này cũng đang tồn tại nhiều bất hợp lý.
Ngoài ra, còn một số hành vi tuy không phổ biến hay gây thiệt hại nhiều về kinh tế song đã gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với một số cơ sở giáo dục, ảnh hưởng đến uy tín, phẩm chất của một bộ phận nhà giáo, cán bộ quản lý trong ngành, cản trở quá trình phát triển của giáo dục nước nhà như mua bằng, bán điểm trong giáo dục đại học và giáo dục nghề, mua bán chứng chỉ, cho lên lớp không đủ điều kiện, vi phạm quy định trong đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị…
Chống được "tham nhũng vặt"?
Tại cuộc đối thoại năm ngoái, các chuyên gia đã gọi tham nhũng trong giáo dục là "tham nhũng vặt". Tuy mức độ thiệt hại hữu hình không phải quá lớn nhưng thiệt hại vô hình thì khó mà đong đếm được. Một năm đã qua đi nhưng dường như không có nhiều biến chuyển trong việc phòng, chống những biểu hiện tiêu cực này. Vì sao?
Theo Bộ GD-ĐT, nguyên nhân là do việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN và đề ra các giải pháp về PCTN ở một số cơ sở giáo dục còn chưa cụ thể, vẫn mang tính hình thức. Lương thực tế quá thấp khiến một bộ phận giáo viên không yên tâm với nghề. Trong khi đó ngân sách nhà nước đầu tư còn hạn hẹp. Tổ chức phi chính phủ Hướng tới minh bạch nêu thêm một số nguyên nhân: hệ thống pháp lý không đầy đủ, ngành giáo dục còn thiếu văn hóa tố cáo tham nhũng; thiếu sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát, theo dõi và quản lý trường học; thiếu minh bạch trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực của ngành.
Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng, tiêu cực trong giáo dục rất đa dạng, đang rất cần những chế tài để khắc phục, giải quyết. Đặc biệt là ba vấn đề nổi cộm mà Bộ GD-ĐT đã đề cập: học thêm, dạy thêm; tuyển sinh đầu cấp; lạm thu. Còn theo kiến nghị của ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, thì các cấp, hội, ban, ngành cần có những quyết sách nghiêm khắc mới giải quyết được triệt để, chứ đây không phải công việc của riêng ngành giáo dục.
Đánh giá cao việc đưa nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy chính khóa hoặc ngoại khóa ở cấp học, đồng thời tăng cường giáo dục nội dung này trong gia đình nhưng Tổ chức Hướng tới minh bạch khuyến nghị, để công tác PCTN đạt hiệu quả, trước tiên xã hội phải gọi đích danh các hành vi tham nhũng và nhận thức được nguy cơ to lớn của tham nhũng đối với xã hội. Quy định tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng và áp dụng cơ chế độc lập để thực thi những quy định này phải được ban hành. Sự giám sát, kiểm tra và theo dõi của phụ huynh, của người dân đối với trường học là điều không thể thiếu để phòng, chống "tham nhũng vặt" trong nhà trường. Căn cơ hơn, khi giáo viên sống được bằng lương, họ sẽ bớt đi động cơ nhận hối lộ.
Theo Bộ GD-ĐT, tình trạng dạy thêm, học thêm chủ yếu xảy ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố, thị xã, thị trấn của các tỉnh, thành khu vực đồng bằng. Việc dạy thêm, học thêm sẽ không sai nếu như đáp ứng được nhu cầu của người học và tổ chức dạy thêm theo đúng quy định. Nhưng thực tế, đã có nhiều giáo viên lợi dụng việc dạy thêm và buộc học sinh phải đi học thêm để thu tiền. Cá biệt có nơi, việc tổ chức dạy thêm, học thêm trở thành một phong trào. Còn hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh đầu cấp có thể xảy ra ở tất cả cấp học, khi thí sinh không đủ điều kiện trúng tuyển vào các trường, đã tìm mọi cách để được lọt qua cánh cổng trường, dẫn tới gian lận về hồ sơ tuyển sinh hoặc tiêu cực trong coi thi, chấm thi. Ngoài ra còn có tiêu cực trong tuyển sinh trái tuyến, "chạy" vào các trường điểm, gian lận về các điều kiện xét tuyển…
Việc thực hiện các khoản thu trong nhà trường, theo Bộ GD-ĐT, là lĩnh vực đã và đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, từ giáo dục mầm non đến đại học. Qua công tác thanh tra, kiểm tra và một số vụ việc sai phạm đã được phát hiện và xử lý, có thể thấy các vi phạm chủ yếu là thu cao hơn mức quy định; tự đặt ra các khoản thu đầu năm, đầu cấp ngoài quy định; mượn danh nghĩa Hội Cha mẹ học sinh và gây quỹ các đoàn thể để thu thêm. Việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí này cũng đang tồn tại nhiều bất hợp lý.
Ngoài ra, còn một số hành vi tuy không phổ biến hay gây thiệt hại nhiều về kinh tế song đã gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với một số cơ sở giáo dục, ảnh hưởng đến uy tín, phẩm chất của một bộ phận nhà giáo, cán bộ quản lý trong ngành, cản trở quá trình phát triển của giáo dục nước nhà như mua bằng, bán điểm trong giáo dục đại học và giáo dục nghề, mua bán chứng chỉ, cho lên lớp không đủ điều kiện, vi phạm quy định trong đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị…
Chống được "tham nhũng vặt"?
Tại cuộc đối thoại năm ngoái, các chuyên gia đã gọi tham nhũng trong giáo dục là "tham nhũng vặt". Tuy mức độ thiệt hại hữu hình không phải quá lớn nhưng thiệt hại vô hình thì khó mà đong đếm được. Một năm đã qua đi nhưng dường như không có nhiều biến chuyển trong việc phòng, chống những biểu hiện tiêu cực này. Vì sao?
Theo Bộ GD-ĐT, nguyên nhân là do việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN và đề ra các giải pháp về PCTN ở một số cơ sở giáo dục còn chưa cụ thể, vẫn mang tính hình thức. Lương thực tế quá thấp khiến một bộ phận giáo viên không yên tâm với nghề. Trong khi đó ngân sách nhà nước đầu tư còn hạn hẹp. Tổ chức phi chính phủ Hướng tới minh bạch nêu thêm một số nguyên nhân: hệ thống pháp lý không đầy đủ, ngành giáo dục còn thiếu văn hóa tố cáo tham nhũng; thiếu sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát, theo dõi và quản lý trường học; thiếu minh bạch trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực của ngành.
Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng, tiêu cực trong giáo dục rất đa dạng, đang rất cần những chế tài để khắc phục, giải quyết. Đặc biệt là ba vấn đề nổi cộm mà Bộ GD-ĐT đã đề cập: học thêm, dạy thêm; tuyển sinh đầu cấp; lạm thu. Còn theo kiến nghị của ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, thì các cấp, hội, ban, ngành cần có những quyết sách nghiêm khắc mới giải quyết được triệt để, chứ đây không phải công việc của riêng ngành giáo dục.
Đánh giá cao việc đưa nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy chính khóa hoặc ngoại khóa ở cấp học, đồng thời tăng cường giáo dục nội dung này trong gia đình nhưng Tổ chức Hướng tới minh bạch khuyến nghị, để công tác PCTN đạt hiệu quả, trước tiên xã hội phải gọi đích danh các hành vi tham nhũng và nhận thức được nguy cơ to lớn của tham nhũng đối với xã hội. Quy định tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng và áp dụng cơ chế độc lập để thực thi những quy định này phải được ban hành. Sự giám sát, kiểm tra và theo dõi của phụ huynh, của người dân đối với trường học là điều không thể thiếu để phòng, chống "tham nhũng vặt" trong nhà trường. Căn cơ hơn, khi giáo viên sống được bằng lương, họ sẽ bớt đi động cơ nhận hối lộ.
Theo Mỹ Phương
(HNM)
Bình luận (0)