Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ba điều dạy con nên tránh để đi đến thành công

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cha m cùng tìm hiu ba vn đ giúp tr nên tránh đ có đưc con đưng nhanh nht, ngn nht đi đến thành công.


Tr cn rèn bn lĩnh đ dám đi mt vi tht bi mi vng vàng hơn, mnh m hơn (nh minh ha)

1. Đổ thừa, đổ lỗi: Không ít trẻ khi tìm hiểu về nguyên nhân sao học chưa giỏi, chơi thể thao chưa có môn nào nổi trội hoặc được giao nhiệm vụ nhưng chưa hoàn thành như mong đợi, chúng thường trả lời bằng cách đổ trách nhiệm cho tất cả những ai gần gũi nhất, hoặc bất cứ nguyên nhân nào miễn là không phải do mình. Trẻ chưa hoàn thành công việc của mình thường tìm cách đổ lỗi cho cha mẹ, người thân, bạn bè. Trong tâm trạng này, trẻ luôn nghĩ đến một ai đó hoặc một cái gì đó khác phải gánh trách nhiệm thay mình. Nguyên nhân là trẻ muốn được mọi người thừa nhận nhưng lại chưa cố gắng hết mình hoặc đánh giá chưa đầy đủ về bản thân. Trẻ sợ bị chê trách, bị thua kém bạn bè. Nhưng khi trẻ không nhận thấy được nguyên nhân từ phía mình thì rất khó để đưa ra cách giải quyết. Chẳng hạn, trẻ chưa hoàn thành đề cương bài học do còn thiếu hiểu biết, chưa có kỹ năng làm bài thì sẽ học tập, tự bồi dưỡng thêm để bổ sung, củng cố lại kiến thức; nếu do trẻ biết rồi nhưng chưa chăm chỉ, thiếu nỗ lực, cố gắng sẽ có biện pháp khích lệ phù hợp. Với vai trò là phụ huynh, hay giáo viên hãy chỉ bảo tận tình cho trẻ thấy nguyên nhân chính dẫn đến việc chúng chưa hoàn thành công việc, chưa đạt được mục tiêu là do phía bản thân chúng, trẻ phải chịu trách nhiệm về kết quả những công việc chúng đang làm. Tất nhiên, người lớn phải giữ thái độ hòa nhã, thân thiện để trẻ hiểu được rằng việc chưa đạt được kết quả như mong đợi hay gặp phải vấp váp, sai lầm là điều không thể tránh khỏi, chỉ có người không làm gì mới không mắc sai lầm. Quan trọng nhất là phải biết nhận ra lỗi, rút kinh nghiệm và tiến bộ hơn. Tuyệt đối không chỉ trích, châm biếm hay chế nhạo kết quả của trẻ trước nhiều người.

2. Thanh minh, biện hộ: Có những trẻ vừa đổ lỗi vừa thanh minh, bao biện về những tình huống chưa đạt được kết quả như mong muốn của mình bằng những lý lẽ: “Môn học đó không quan trọng đối với em, em thấy môn khác quan trọng hơn”. Có một điều cha mẹ hãy cho trẻ thấy rõ là nếu khi chúng xác định bạn bè, người thân đối với chúng không quan trọng thì những người đó có ở bên mình lâu dài không. Khi tự mình bao biện cái này quan trọng, cái kia không quan trọng sẽ khiến cho trẻ không tìm được hứng thú để thực hiện công việc, nên rất khó để hoàn thành tốt như mong đợi. Điều này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến chúng rơi vào vòng luẩn quẩn: không đạt được mục tiêu – bao biện – lại không thành công – lại bao biện. Dạy trẻ tâm lý nhất quán: Thành công là không lý do! Bất cứ ai nói kiến thức đó, môn thể thao đó, bài tập đó… không quan trọng đều không thể đạt được kết quả tốt về lĩnh vực đó. Người thành công, chín chắn sẽ hiểu tầm quan trọng của tất cả các công việc mình làm và quyết tâm để đạt được kết quả cao nhất.

3. Than vãn, trách móc: Số trẻ hay than phiền, trách móc, oán thán thường không gặp thuận lợi bằng những đứa trẻ khác, bởi chúng dường như chỉ thấy mặt chưa tốt, chưa tích cực, chưa hoàn hảo của sự vật rồi lại nhận mình kém may mắn vì phải đối diện với điều dở tệ. Tâm lý của con người mà đặc biệt là cảm xúc chúng có khả năng “lây lan” siêu nhanh – với một người hay than vãn về những điều tào lao – rất dễ cuốn hút người khác kiểu: “Cậu làm sao mà kém may mắn được, tớ đây này, suốt ngày toàn chuyện xui xẻo!” hoặc “bạn mà không khỏe à, sức khỏe tớ mới chán nè, chả làm được trò gì!”… Mang tâm lý đó để làm việc, học tập hay vui chơi, trẻ thường không hứng thú và hiếm khi đạt được điều chúng mong muốn. Đây là một bài tập giúp trẻ dần dần loại bỏ được tâm lý than thân, trách phận để thay đổi mình. Trong một tuần lễ, phụ huynh hãy giúp trẻ tự kiểm soát mình không nên than phiền một điều gì (không nói ra và không nghĩ đến trong đầu).

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi trẻ được hướng vào điều tích cực, thẳng thắn và trung thực. Trẻ sẽ tiến bộ lên khi nhìn thẳng vào chính mình cả mặt tốt lẫn chưa tốt. Không ai hoàn hảo đến mức không mắc lỗi, quan trọng là đứng lên để thành công hơn. Đổ thừa trách nhiệm cho người khác, bao biện và than vãn chỉ là liều thuốc an thần – giúp cho ai đó dịu bớt đi sự căng thẳng, mệt mỏi (thuốc an thần chỉ dành cho người yếu đuối). Trẻ cần rèn bản lĩnh để dám đối mặt với thất bại mới vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn!

Lê Phm Phương Lan (Ging viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)