Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ba góp ý cho đề thi môn văn 2019

Tạp Chí Giáo Dục

Hiện Bộ GD-ĐT đang chuẩn bị công bố đề thi minh họa của tất cả các môn cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, trong đó có môn ngữ văn – môn tự luận duy nhất của kỳ thi. Trước sự thay đổi này, chúng tôi có mấy góp ý sau:

Thí sinh làm bài trong k thi THPT quc gia 2018. Ảnh: M.Tâm

Cn có văn bn gii hn kiến thc

Theo lộ trình, đề thi môn ngữ văn năm nay sẽ có thêm nội dung chương trình lớp 10. Như vậy, đề thi sắp tới sẽ có lượng kiến thức rất rộng. Gồm toàn bộ văn học trung đại (lớp 10 và một phần lớp 11); văn học hiện đại từ đầu thế kỷ XX đến 1945 (lớp 11); và từ 1945 đến hết thế kỷ XX (lớp 12).  Trong khi đó thầy – trò phải “vắt chân lên cổ” để chạy may ra mới học hết chương trình lớp 12 và ôn tập được một số tác phẩm tiêu biểu. Vì vậy, giáo viên và học sinh băn khoăn lo lắng về việc học ôn cái gì, giới hạn những tác phẩm nào để chủ động ôn tập, để tránh tiêu cực áp lực thi cử… là những câu hỏi cấp thiết hiện nay. Theo chúng tôi, cùng với việc công bố đề minh họa, Bộ GD-ĐT nên có văn bản giới hạn cụ thể, rõ ràng về mặt này. 

Trước đây, trong bộ đề tuyển sinh môn ngữ văn, có nhiều tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại, như Truyện Kiều của Nguyễn Du (đoạn trích Trao duyên), thơ Thu của Nguyễn Khuyến, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu… Cho nên, theo chúng tôi, ngoài chương trình chính ở lớp 12, nên tập trung giới hạn những tác phẩm thật sự tiêu biểu. Chẳng hạn trong văn học hiện đại ở lớp 11 gồm các tác phẩm thơ mới (của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử), thơ cách mạng (của Hồ Chí Minh, Tố Hữu), các nhà văn (Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng). Với văn học trung đại chỉ nên chú trọng các tác giả và tác phẩm thật kinh điển, là Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). Đây đều là những tác phẩm bắt buộc của chương trình môn ngữ văn mới áp dụng sắp tới. Nếu thêm tác phẩm, chỉ nên dừng lại ở Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương.

“M” hơn vi câu viết đon văn ngn

Ở câu viết đoạn văn ngắn, vẫn giữ nguyên thang điểm. Nhưng nên có điều chỉnh một chút theo hướng sau: Câu hỏi khi tích hợp với văn bản đọc hiểu cần chú ý để không bị trùng lặp về nội dung. Thay cách yêu cầu độ dài từ “khoảng 200 chữ” thành một giới hạn độ dài hơn, chẳng hạn “tối thiểu 200 chữ”. Vì yêu cầu bài làm 200 chữ là quá ngắn (chỉ khoảng 1 trang giấy thi). Vì vậy làm kìm hãm khả năng sáng tạo, cảm xúc và ý tưởng của người viết. Trong khi đó, theo sự thống nhất của nhiều hội đồng chấm thi các kỳ thi qua, nếu thí sinh viết dài hơn yêu cầu cho phép sẽ bị trừ điểm. Như thế sẽ thiệt thòi cho những thí sinh khá giỏi. Và không tận dụng được câu hỏi này để phân loại thí sinh.

Thay từ yêu cầu viết đoạn văn thành bài văn, hoặc một văn bản (tùy các em viết). Vì đoạn văn chẳng tiêu biểu gì cả. Nếu bảo thời gian làm bài 120 phút là quá ít là không thuyết phục. Chúng tôi chỉ cần so sánh thế này: cùng với một cấu tạo đề và thời gian như nhau, nhưng đề thi tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM và một số nơi, thì câu 2 là yêu cầu viết bài văn chứ không phải đoạn văn, mặc dù cùng độ dài (là một trang giấy). Thế mà các em vẫn viết hay, viết tốt!

Nên tách câu hi ngh lun văn hc

Về cấu trúc đề thi và thang điểm cơ bản giữ nguyên. Nhưng theo chúng tôi, nên có sự điều chỉnh ở câu nghị luận văn học. Cụ thể là, ở câu 2 (5 điểm) của phần II/ làm văn nên tách thành hai phần yêu cầu, gồm 2a và 2b. Ở phần 2a là yêu cầu kiến thức của lớp 12, thang điểm có thể từ 3,5 đến 4 điểm. Ở phần 2b là yêu cầu kiến thức lớp 10, 11, thang điểm có thể từ 1 đến 1,5 điểm. Không nhất thiết phải có sự tích hợp giữa 2a và 2b như cấu trúc đề thi cũ, mà có thể là một yêu cầu độc lập.

Tách riêng ra như thế có nhiều cái lợi: người ra đề không bị quá bó buộc vào cấu trúc đề và xây dựng đề thi và đáp án chấm không bị gượng ép, khiên cưỡng (như đề thi năm 2018 vừa rồi). Thí sinh dễ dàng làm bài thi hơn. Tránh được hiện tượng đề dự đoán, đề mẫu tràn lan trên mạng xã hội vừa qua và thực trạng học sinh học tủ, học “vẹt”. Câu 2b dùng cho mục đích nâng cao, nên giúp phân loại thí sinh rõ ràng hơn. Để phát huy tính sáng tạo và tạo được sự hứng thú cho thí sinh khi làm bài, câu hỏi 2b này nên thiên về bình luận, bình giảng, nhận định, cảm thụ văn học… trong một yêu cầu hướng đến việc xây dựng văn bản hoàn toàn gợi mở.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)