Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bà hỏa tấn công ký túc xá “cao niên”

Tạp Chí Giáo Dục

V cháy vào sáng 11-7 ti ký túc xá Trưng Cao đng K thut Cao Thng (ta lc ti s 931-937 Trn Hưng Đo, phưng 1, qun 5) là li cnh báo nguy cơ tn công ca “gic la” có th xy ra bt c lúc nào, trong khi công tác PCCC ca tòa nhà còn nhiu bt cp.

V ha hon dy lên ni lo v điu kin an toàn  nhng ký túc xá cũ

Hơn 90 căn phòng: Ch có 1 cu thang b

Là một trong số những người phát hiện dấu hiệu cháy, em Đăng Tùng (sinh viên năm 2 ngành điện – điện tử) cho biết căn phòng bị cháy ở tầng 4 trước khi bốc lửa đã âm ỉ khói từ trước đó. Đỉnh điểm là vào lúc 10 giờ 15, một tiếng nổ chát chúa bất ngờ vang lên và sau đó thì khói lửa bốc lên dữ dội, cháy lan lên tầng trên và các phòng bên cạnh. Lúc này người dân ở phía dưới vội vàng dùng bình chữa cháy chạy lên dập lửa nhưng không làm gì được vì khói tỏa ra nghi ngút, đen kịt khống chế đường đi ở cầu thang bộ. Trong khi đó nhiều hộ dân ở tầng dưới vội vã di tản người nhà xuống dưới đất và báo động cho những căn phòng khác trong tòa nhà. Do khói đen lùa vào thang bộ dày đặc nên nhiều người ở tầng trên bị kẹt lại. Không biết làm gì hơn, họ đã dùng áo, dùng bịch ni-lông để ra hiệu cầu cứu sự giúp đỡ.

Theo nhận định của lực lượng chức năng, ký túc xá nằm giữa Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, hai bên là Khoa Cấp cứu và khám chữa bệnh, có nhiều bệnh nhân đang điều trị tại đây. Xác định tính chất vụ việc sẽ trở nên phức tạp nếu không được cứu chữa kịp thời, nên các chiến sĩ PCCC đã khẩn trương chữa cháy, đồng thời nỗ lực tìm kiếm và giải cứu người dân bị mắc kẹt. Theo đó, lực lượng chức năng đã giải cứu được 3 người (trong đó có 1 trẻ em) bằng xe thang và 25 người thoát nạn bằng cầu thang bộ. Sau 30 phút nỗ lực cứu chữa, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn và không có thương vong về người. Tuy nhiên, công tác cứu nạn cứu hộ cũng gặp nhiều khó khăn khách quan từ chính những bất cập của tòa nhà. Trung tá Dương Văn Thành (Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an TP.HCM) cho biết, các chiến sĩ đã phải mất rất nhiều thời gian để cắt bỏ và phá dỡ những “chuồng cọp” bảo vệ hành lang được thiết kế bằng lưới B40 rất chắc chắn. Chưa kể tòa nhà có tất thảy 8 tầng, 93 phòng nhưng chỉ có một cầu thang bộ duy nhất ở hướng mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, nên khi xảy ra cháy cũng hạn chế cơ hội thoát hiểm của cư dân. 

Còn đó ni lo

Theo quan sát của người viết, hành lang ở nhiều căn phòng đều được phủ kín lưới B40, nhất là 3 tầng (từ tầng 6 đến tầng 8) dành cho sinh viên ở thì lưới B40 được lắp kín mít. Một sinh viên thuật lại trong nỗi sợ hãi: “Lúc cháy, khói bít hết thang bộ phía dưới, không lên được sân thượng, phía ngoài hành lang thì bị rào thép B40 nên tụi em không biết chạy đâu”. Được biết, trước đây tòa nhà có một cầu thang thoát hiểm sang phía bệnh viện, nhưng đã bị phá bỏ, đường thang bộ duy nhất dẫn lên sân thượng nhưng hiện nay cũng bị khóa lại. Sau khi định thần vì đã thoát nạn, nhưng những cư dân vẫn chưa thể yên tâm vì tòa nhà đã cũ kỹ, đường dây điện, cáp điện thoại giăng mắc chằng chịt, nếu xảy ra cháy mà không được cứu hộ kịp thời thì tai họa sẽ thật khó lường. Hậu quả từ “bài học” lần này, rất may không xảy ra thương vong về người, nhưng mức độ thiệt hại trước mắt cho thấy độ tàn phá của “giặc lửa” là không thể xem thường. Theo chân sinh viên Đăng Tùng, chúng tôi phải dò dẫm đi theo đường thang bộ trong bóng tối, còn nhớp nháp nước mới đến được căn hộ bị cháy. Cảnh hoang tàn bày ra trước mắt, vật dụng sinh hoạt đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn, bức tường ngăn cách giữa căn hộ này với hộ bên cạnh do không chịu được sức nóng của nhiệt nên đã bong ra từng mảng nham nhở.

Nói về “tiểu sử” của tòa nhà, ông Vũ Văn Sửu (phụ trách quản lý ký túc xá) cho biết, công trình này được xây dựng từ năm 1960, thời kỳ mới đưa vào sử dụng là một khách sạn, đến năm 1977 được chuyển giao cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng làm ký túc xá với 43 phòng dành cho sinh viên, 60 phòng dành cho cán bộ giảng viên. Hiện nay tòa nhà chiếm hơn 2/3 mặt tiền Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, tầng trệt làm bãi giữ xe và cho thuê mặt bằng làm nhà thuốc. Theo TS. Lê Đình Kha (Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vì tòa nhà đã cũ nên nhà trường vẫn thường xuyên kiểm tra các điều kiện an toàn trong khả năng có thể, trong khi chờ UBND TP chấp thuận thực hiện đề án xây dựng cơ sở 2 tại khu đại học tập trung ở xã Long Thới (huyện Nhà Bè), nhằm bổ sung cơ sở cho việc đào tạo, cũng như giải quyết chỗ ở cho cán bộ giảng viên và sinh viên.

Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng (Giám đốc phụ trách Cảnh sát PCCC TP.HCM) cho biết thành phố hiện có 406 chung cư trên 10 tầng, 508 chung cư dưới 10 tầng, trong đó có 474 công trình xây dựng trước năm 1975 hoặc xây dựng sau khi có Luật PCCC nhưng không thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định. Khảo sát tại nhiều chung cư, nhà cao tầng cho thấy còn tồn tại những hạn chế như hệ thống kỹ thuật PCCC không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến xuống cấp, hư hỏng, mất tác dụng; tình trạng tự ý xây dựng cơi nới, lấn chiếm hành lang, lối đi, cầu thang thoát nạn và câu mắc hệ thống điện, sử dụng thiết bị điện không an toàn rất phổ biến; nhiều chung cư không có ban quản trị, ban quản lý tòa nhà… Nhằm đảm bảo an toàn cho các cư dân, Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng yêu cầu các quận huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC, kỹ năng thoát nạn và cứu nạn trong mọi tình huống, đồng thời tăng cường tập huấn kiến thức trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt an toàn tại các khu chung cư, nhà cao tầng. Trong đó tập trung tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong công tác PCCC theo quy định hiện hành.

Vũ Phương

 

Bình luận (0)