Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ba mươi năm gieo chữ bên dòng Sê Băng Hiêng

Tạp Chí Giáo Dục

Ba mươi năm gieo chữ bên dòng Sê Băng Hiêng - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Ba mươi năm gieo chữ bên dòng Sê Băng Hiêng Audio

Cách nay tròn 30 năm, thy giáo Trương Vĩnh Tiến quê gc xã Triu Thun, huyn Triu Phong cùng vi gia đình lên lp nghip vùng đt Hưng Hóa (tnh Qung Tr). Đến vùng đt nơi biên cương này, thy Tiến đưc phân công v dy hc xã Hưng Lp và đã thc hin mt hành trình gieo ch bn b nơi khó khăn, him tr nht bên chân núi, gia đi ngàn Trưng Sơn.

Thầy Trương Vĩnh Tiến đã gắn bó với học trò miền biên Hướng Lập suốt 30 năm qua

1. Phải mất hơn cả giờ đồng hồ, từ trung tâm xã mới có thể đến được bản Tà Păng (xã Hướng Lập). Thầy Tiến đón chúng tôi trên con đường nhỏ dẫn vào điểm trường lẻ bằng nụ cười tươi và chút cảm thông với những ai lần đầu tiên đặt chân đến miền biên ải này. “Bây giờ đường sá đến đây đã đỡ hơn trước. Còn nhớ hồi mới lên đây dạy học, nhiều năm liền tôi phải mượn đường của nước bạn Lào để đi dạy. Sau này, năm 2001 khi đường mòn Hồ Chí Minh được mở thông tuyến thì việc đi lại mới đỡ vất vả hơn”, thầy Tiến kể.

Thầy Tiến phụ trách dạy lớp ghép 1 và 2 với tổng số 15 học sinh. Vất vả là điều có thật nhưng đổi lại, thầy vẫn luôn truyền cảm hứng học tập cho các em. Theo sát từng em, nắm bắt tâm tư để kịp thời chia sẻ. Thầy hiểu từng hoàn cảnh của học sinh, trong lớp hễ có học sinh vắng, thầy nhanh chóng tranh thủ thời gian đến tận nhà để tìm hiểu và hỗ trợ. Thầy bảo, Tà Păng nằm trên tuyến biên giới Việt – Lào, cách xa trung tâm xã Hướng Lập hơn 14km, thường bị chia cắt vào mùa mưa nên cuộc sống của đồng bào Vân Kiều chủ yếu dựa vào nương rẫy nên vẫn còn nghèo khó. Việc sát sao với từng học sinh là cách để ngăn chặn các em nghỉ học dang dở giữa chừng.

Nhà thầy Tiến ở xã Hướng Tân (huyện Hướng Hóa), cách Tà Păng khoảng 60km. Mỗi tuần nếu trời nắng đẹp thì thầy về thăm nhà một lần. Cũng có những mùa mưa, thầy buộc phải ở lại cả tháng vì suối đổ nước mạnh, đường núi bị chia cắt nên vượt qua nỗi nhớ nhà, nhớ con, thầy dành thời gian dạy thêm cho học trò. “May mắn là vợ tôi cũng theo nghề giáo nên hiểu được sự vất vả của mình. Mọi việc chu toàn gia đình, chăm lo nhà cửa và con cái thì vợ tôi đều chia sẻ hết để tôi yên tâm công tác”, thầy Tiến cho biết.

Trở lại câu chuyện tròn 30 năm về trước, vào tháng 8-1986, thầy Tiến nhận công tác vào dạy học ở thôn Cù Bai (xã Hướng Lập). Trong ký ức thầy Tiến, ngày đó dù khó khăn mọi bề nhưng với nhiệt huyết tuổi trẻ và cái tâm dành cho học trò nên không ngại gian nan đến từng nhà vận động học sinh đến lớp. Công cuộc vận động học trò kéo dài từ tháng này qua tháng khác, hễ lớp có học trò nghỉ một hôm là hôm sau thầy lập tức đến nhà tìm hiểu nguyên nhân. “Có khi học trò ốm nhưng cũng có khi các em ở nhà phụ ba mẹ lên rẫy. Nếu lên rẫy thì rất lâu hoặc các em sẽ nghỉ học luôn nếu không có người nhắc nhở”, thầy Tiến nói.

Sau điểm trường Cù Bai, thầy Tiến xung phong dạy học ở nhiều điểm khác có địa hình hiểm trở hơn như Tà Rùng, Cuôi, Tri, Tà Păng… Ở đâu khó khăn thầy đều tình nguyện đến. Nhiều thế hệ học trò qua lớp học của thầy Tiến trở thành cán bộ thôn, xã. Phụ huynh qua đó cũng tin tưởng hơn trong việc gửi gắm con em mình, sẵn sàng chia sẻ từng bó rau rừng để thầy ở lại. Bà con coi thầy như một công dân của bản, gặp chuyện khó họ đều tìm đến nhờ thầy tư vấn.

2. Tròn 30 năm lặng thầm vì học trò vùng khó, thầy Tiến nói vẫn sẽ ở lại dù có nhiều cơ hội để về gần nhà hơn. Thầy muốn đồng hành cùng các em cho đến ngày nghỉ hưu. Hết giờ đứng lớp, thầy Tiến đứng trên bậc thềm lớp học tạm biệt học trò, dặn dò các em trên đường về nhà cẩn thận. Giọng thầy trầm ấm và nụ cười thật hiền. “Tôi rất vui khi trọn tuổi nghề của mình được ở lại nơi đây gieo chữ cho các em. Hạnh phúc nhất là khi các em tiếp tục theo đuổi con đường chữ để cuộc sống có nhiều điểm sáng hơn. Một niềm vui nho nhỏ khác là cậu con trai thứ 2 của tôi cũng theo nghề giáo để nối nghiệp bố mẹ”.

Thầy Nguyễn Đình Nghĩa – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Hướng Lập cho biết, Hướng Lập có một điểm trường chính và 6 điểm trường lẻ, với 22 lớp học, tổng số học sinh là 364 em. Trong đó bậc THCS có 118 em, bậc tiểu học có 246 em. Khoảng cách giữa các điểm xa nhau hơn 10km và đặc biệt phải vượt qua nhiều con suối, trong đó phải kể đến điểm lẻ Tà Păng. Thầy Tiến là giáo viên lớn tuổi rất nhiệt tình, tận tụy vì học trò vùng khó. Chính những tấm lòng như thầy Tiến đã và đang góp phần vào sự phát triển của nhà trường nói riêng và giáo dục vùng núi nói chung.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)