Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ba thách thức trong kỷ nguyên mới của kinh tế TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

Kinh tế TP.HCM trong năm 2025 đưc d báo s tiếp tc đà hi phc nh vào tăng trưng ca ngành dch v, công nghip và xây dng. Tuy nhiên, thành ph đang còn phi đi mt vi ba thách thc ln trong vic chuyn đi mô hình tăng trưng đc sang mt k nguyên mi vi tc đ tăng trưng cao và bn vng: Ngun nhân lc cht lưng cao, đu tư ca các doanh nghip trong và ngoài nưc, cơ s h tng.

Giáo dục và đào tạo là một trong 4 ngành tiềm năng của TP.HCM. Ảnh: Sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trong một giờ học

Báo cáo thường niên do ĐH Kinh tế TP.HCM và Cục Thống kê TP.HCM phối hợp thực hiện đã đưa ra những dự báo trên, đồng thời dự đoán về những triển vọng của kinh tế TP.HCM trong năm mới.

Ngành dch v đt tc đ tăng trưng cao

Các chuyên gia kinh tế tại ĐH Kinh tế TP.HCM cho hay, trong năm 2024, nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và đạt được mức tăng trưởng cao so với dự báo. Trong bối cảnh thuận lợi này, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP cao, phản ánh sự phục hồi ổn định của tổng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Xét trên bình diện cả nước, xuất khẩu ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định, trong khi tiêu dùng của người dân và đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự phục hồi mạnh so với xu hướng trước đại dịch Covid-19.

Kinh tế TP.HCM năm 2024 tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ổn định, trong bối cảnh thành phố đang từng bước chuyển dịch mô hình tăng trưởng từ thâm dụng lao động sang công nghệ cao và xanh hóa. Trong đó, ngành dịch vụ đạt được tốc độ tăng trưởng cao và gần như đã lấy lại được xu hướng tăng trưởng trước đại dịch Covid-19. Riêng ngành công nghiệp và xây dựng vẫn chưa đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh, chưa quay lại được với xu hướng tăng trưởng trước đại dịch Covid-19.

Số liệu cho thấy ngành công nghiệp của thành phố đang có những bước chuyển mình đúng hướng, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch vẫn còn khiêm tốn. Các ngành công nghiệp truyền thống (dệt, trang phục và da) nhìn chung đang có xu hướng thu hẹp về sản lượng. Trong khi đó, ngoại trừ ngành hóa dược, các ngành công nghiệp trọng điểm còn lại (lương thực và thực phẩm, điện tử và cơ khí) vẫn chưa có xu hướng gia tăng sản lượng một cách mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này một phần giải thích cho sự phục hồi khiêm tốn trong sản lượng của ba ngành công nghiệp trọng điểm.

Thị trường lao động của TP.HCM sau đại dịch Covid-19 đang có xu hướng thiếu hụt lực lượng lao động đã qua đào tạo. Ảnh: Sinh viên ĐH tại TP.HCM trong giờ thực hành

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, thị trường lao động của thành phố sau đại dịch Covid-19 đang có xu hướng thiếu hụt lực lượng lao động đã qua đào tạo. Trong khi một phần tương đối nhiều lao động quay trở lại thành phố sau đại dịch Covid-19 là lao động chưa qua đào tạo. Điều này phản ánh sự dịch chuyển ra khỏi các ngành công nghiệp thâm dụng lao động một phần vẫn còn đang trong quá trình giằng co.

Kinh tế thành ph s tiếp tc đà phc hi

Trong năm 2025, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho thành phố tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghệ cao và xanh hóa, thực hiện cuộc chuyển đổi kép bao gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Kinh tế TP.HCM trong năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đà hồi phục nhờ vào tăng trưởng của ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, thành phố đang còn phải đối mặt với ba thách thức lớn trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng để bước sang một kỷ nguyên mới với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững: Nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cơ sở hạ tầng.

TP.HCM nên m rng liên kết vùng

Trong bối cảnh các ngành công nghiệp thâm dụng lao động hoặc những khâu sản xuất sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng dịch chuyển về các địa phương, TP.HCM cần nhanh chóng mở rộng liên kết vùng nhằm hình thành một mạng lưới chuỗi cung ứng sản xuất trong nước. Thực hiện liên kết vùng thành công sẽ tạo ra một tác động cộng hưởng lên tăng trưởng kinh tế của cả vùng và của từng tỉnh thành.

TP.HCM cũng cần tập trung nguồn lực để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Đẩy nhanh quá trình tinh gọn bộ máy hành chính để giảm thiểu thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong việc đăng ký đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Dựa trên xu hướng chung của thị trường trong nước và quốc tế cho thấy thành phố đang có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển ngành dịch vụ nói chung. Cụ thể là hai ngành trụ cột (thương nghiệp bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi) và bốn ngành tiềm năng (thông tin và truyền thông; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; chuyên môn khoa học công nghệ; giáo dục – đào tạo). Ba ngành đầu tiên trong bốn ngành này cũng được một phân tích độc lập khác trong “Đề án xây dựng TP.HCM trở thành Trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao” của Sở Công thương TP.HCM chỉ ra là những ngành dịch vụ thành phố nên ưu tiên phát triển. Thành phố cần tập trung xây dựng một cấu trúc nền tảng mà từ đó các ngành dịch vụ này có thể đột phá năng suất và phát triển mạnh hơn nữa, bao gồm cơ sở hạ tầng hỗ trợ chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo các chuyên gia ĐH Kinh tế TP.HCM, trong ba thách thức mà thành phố đang phải đối mặt thì tập trung giải quyết thách thức thứ ba về cơ sở hạ tầng là cách tiếp cận hiệu quả nhất trong việc tháo gỡ triệt để vòng xoáy luẩn quẩn giữa năng suất, tiền lương, lao động chất lượng cao và vốn đầu tư. Theo đó, trong năm 2025 và những năm tiếp theo, thành phố cần tập trung nguồn lực để nhanh chóng hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm và thực hiện tinh gọn bộ máy hành chính. Tập trung phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng, phát triển một cấu trúc nền tảng của một bộ máy sản xuất năng suất cao và một đô thị tiện nghi. Tốc độ giải quyết thách thức về cơ sở hạ tầng sẽ góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của thành phố trong năm 2025 và đóng vai trò then chốt trong việc quyết định tốc độ tăng trưởng trong kỷ nguyên tiếp theo.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)