Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Bác Hồ với công tác dân vận

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận – công tác vận động quần chúng là một hệ thống các quan điểm, phương thức dân vận được thấm nhuần trong cả cuộc đời và trong các tác phẩm của Người.

Thương yêu nhân dân, thương yêu con người, tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là quan điểm bao trùm trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở để hình thành tư tưởng về công tác dân vận của Người. Người luôn ý thức “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nước”.

Bác Hồ đã đúc kết “Muốn thành công phải có 3 điều kiện là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa. Nhân hòa là quan trọng hơn hết”.

Trước lúc đi xa, Bác còn viết trong Di chúc “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: cách mạng là sự nghiệp của nhân dân nhưng nhân dân cần có Đảng dẫn đường. Đảng có trách nhiệm đoàn kết, tập hợp nhân dân, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Đảng dù có vĩ đại đến mấy cũng chỉ là một bộ phận của nhân dân. Người nêu lên một luận đề như một chân lý: Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công.

Quỳnh Nga (tổng hợp)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)