Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: Chú trọng phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch

Tạp Chí Giáo Dục

Thng Chính ph Phm Minh Chính va ký Quyết đnh s 376/QĐ-TTg phê duyt quy hoch vùng Bc Trung b và duyên hi min Trung thi k 2021-2023, tm nhìn đến năm 2050. Mc tiêu phát trin khu vc này nhanh, năng đng, hưng ti bn vng, mnh v kinh tế bin và đưa du lch tr thành kinh tế mũi nhn.


Du khách tm ti bãi bin Sm Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: H.Tr

Phạm vi ranh giới quy hoạch là vùng đất và vùng biển ven bờ bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Đà Nẵng và 13 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Mục tiêu tổng quát, đến năm 2030, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là vùng phát triển nhanh, năng động, hướng tới bền vững, mạnh về kinh tế biển, phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người của vùng đạt mức trung bình cao; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, có khả năng chống chịu cao với thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; phát triển một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn của cả nước, các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước bạn Lào; các giá trị văn hóa, lịch sử và hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Phát trin hành lang kinh tế theo trc Bc – Nam, Đông – Tây

Phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam: phía Đông (đoạn từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) trên cơ sở đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và đường sắt tốc độ cao trong tương lai. Tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, các trung tâm khoa học và công nghệ, GD-ĐT, y tế chuyên sâu – hiện đại. Trong đó, đoạn từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, phát triển hành lang đô thị – công nghiệp – du lịch kết nối các đô thị lớn, các khu kinh tế ven biển, các khu vực phát triển du lịch quan trọng; đoạn từ Quảng Trị đến Bình Thuận, phát triển hành lang du lịch – đô thị ven biển trên cơ sở phát triển các trung tâm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng, đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương để phát triển cụm liên kết ngành du lịch.

Phía Tây (đoạn từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi) thúc đẩy phát triển, liên kết vùng, gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh. Mở rộng, phát triển đô thị và hệ thống khu, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ, du lịch gắn với các đô thị trung tâm tỉnh, tiểu vùng và vùng. Mở rộng các khu công nghiệp lên khu vực sườn đồi – có độ dốc trung bình; khu vực đồi cao tại dải đất phía Tây giáp dãy Trường Sơn gắn với đường Hồ Chí Minh. Phát triển hành lang kết nối các vùng nguyên liệu cây công nghiệp, công nghiệp chế biến, liên kết phát triển du lịch, tăng cường tác động lan tỏa của các đô thị trung tâm.


Ngư dân Đà Nng trúng mùa cá bin

Các hành lang kinh tế Đông – Tây: Từng bước hình thành và phát triển các hành lang kinh tế trong dài hạn, thúc đẩy giao lưu thương mại, du lịch, đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội giữa các địa phương trong tiểu vùng với vùng, cả nước và các nước trong khu vực. Phát triển hành lang kinh tế Cầu Treo – Vũng Áng kết nối các địa phương của nước Lào với cảng biển tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Trung bộ; Phát triển hành lang kinh tế Lao Bảo – Đông Hà – Đà Nẵng gắn với hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) nhằm kết nối các địa phương phía Nam Myanmar, miền Trung Thái Lan và Lào với cảng biển của miền Trung Việt Nam; Phát triển hành lang kinh tế Bờ Y – Pleiku – Quy Nhơn, là cửa ngõ ra biển của khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, kết nối các tỉnh Bắc Tây Nguyên với các tỉnh khu vực Nam Trung bộ và cảng biển, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ…

Phát trin du lch tr thành ngành kinh tế mũi nhn

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển theo 3 khu vực động lực du lịch quốc gia gồm: Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An; Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Khánh Hòa – Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận. Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ tài nguyên du lịch biển đảo, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái hang động và khu bảo tồn đa dạng sinh học, hệ thống di sản thế giới, các di tích văn hóa lịch sử. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch nghỉ dưỡng biển đảo; du lịch tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử và cách mạng; du lịch sinh thái hang động; du lịch di sản gắn với “con đường di sản miền Trung”…

Phát triển logistics theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hình thành các trung tâm logistics gần với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu, tập trung phát triển các dịch vụ logistics chủ chốt như: vận tải, kho bãi, phân phối, dịch vụ hỗ trợ logistics gần với phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của vùng (như: du lịch, công nghiệp, nông nghiệp).

Phát triển các trung tâm logistics cấp vùng, quốc gia trên cơ sở hệ thống cảng biển trong vùng và các hành lang vận tải quốc tế chính. Phấn đấu đóng góp trên 6% tổng doanh thu logistics của cả nước.

Phát triển kinh tế biển nhanh, bền vững, nhất là các ngành dịch vụ, công nghiệp, du lịch biển, kinh tế hàng hải; phát triển các đô thị ven biển gắn kết hài hòa với khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; phát triển ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản đi đôi với bảo vệ môi trường biển; phát triển công nghiệp ven biển và ngoài khơi…

Phan Yên

Bình luận (0)