Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bài báo khoa học quốc tế còn rất hạn chế

Tạp Chí Giáo Dục

Trong 11 năm t 2008 đến cui năm 2018, có tng cng 1.070 tác gi ngưi Vit trong và ngoài nưc công b 1.937 bài báo ti hơn 1.000 tp chí, sách, k yếu hi tho quc tế. Tính trung bình 1 tác gi trong 11 năm công b gn 2 bài trên các n phm khoa hc quc tế uy tín, tương đương chưa ti 0,2 bài/năm. Năng lc công b quc tế lĩnh vc xã hi và nhân văn ca các trưng ĐH Vit Nam còn rt hn chế.

Đi biu phát biu ti hi tho

Thông tin này của một nhóm tác giả được TS. Huỳnh Văn Thông (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM) dẫn lại tại hội thảo về “Công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam” do ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 16-1.

Mnh tay “mua” bài công b quc tế

Theo ông Thông, xét riêng khu vực khoa học xã hội và nhân văn, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam rất hạn chế, đặc biệt các công bố uy tín được ghi nhận bởi những cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao như ISI-WoS hay Scopus. Tỷ lệ công bố độc lập thấp, chủ yếu là các công bố đồng tác giả nhờ tham gia hợp tác nghiên cứu với nước ngoài.

Những con số về năng lực công bố học thuật quốc tế trong lĩnh vực xã hội và nhân văn gần như không thay đổi bao nhiêu hoặc nếu có thay đổi thì vẫn tiềm tàng những yếu tố không bền vững. Có trường mạnh tay theo đuổi giải pháp “mua bài ISI”, tức trả tiền khá cao để “mua” bài báo ISI/Scopus. Đó là một cách tiếp cận chạy theo năng suất chứ chưa đáp ứng yêu cầu về tính hiệu quả.

GS.TS Nguyễn Thị Cành (Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng chỉ ra, số lượng công bố quốc tế của khối ngành khoa học xã hội còn ít, trong đó, số lượng bài công bố bình quân/giảng viên, cán bộ nghiên cứu quá thấp so với các ngành tự nhiên và kỹ thuật. Các nghiên cứu phục vụ cộng đồng cũng chưa nhiều, chưa mang lại những giải pháp thiết thực có thể áp dụng có hiệu quả, hiệu lực trong thực tế.

Điều này có nguyên nhân từ việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học xã hội là thấp so với khối ngành tự nhiên và kỹ thuật. Trong khi đó, đầu tư này lại chưa hợp lý, chưa tạo được môi trường minh bạch và động lực khuyến khích phát triển, khu vực phía Bắc dễ dàng tiếp cận các nguồn tài trợ hơn phía Nam. Trong các trường ĐH, đa số giảng viên ít dành thời gian cho nghiên cứu, do thu nhập từ nghiên cứu thấp so với thu nhập từ giảng dạy. Trong khi đó lại thiếu liên kết giữa các trường ĐH đào tạo khoa học xã hội và các viện nghiên cứu, thiếu mạng lưới thông tin, hội thảo trao đổi kết quả nghiên cứu nên nhiều đề tài, đặc biệt là các luận án tiến sĩ trùng lắp, tệ hơn là sao chép mà thiếu cơ chế kiểm soát.

Thay đi cách tiếp cn, đu tư…

Nhìn lại lịch sử, GS.TS Phạm Quang Minh (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, công bố quốc tế trước những năm 2000 của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam không chỉ đơn điệu, còi cọc về số lượng mà còn yếu ớt về chất lượng. “Trong nhiều thập kỷ chúng ta không đòi hỏi các nhà khoa học phải công bố quốc tế, lại có xu hướng xem nhẹ các xuất bản quốc tế về khoa học xã hội do những rào cản về ý thức hệ và ngôn ngữ gây ra. Trên thực tế chúng ta đã rời bỏ sân chơi học thuật quốc tế quá lâu và chỉ mới “thức tỉnh” vào đầu những năm 2000. Dù muộn màng nhưng điều này cho thấy đã có thay đổi quan trọng trong nhận thức từ chỗ phủ định đến thừa nhận rằng chỉ có công bố quốc tế mới có thể định vị được chân giá trị của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam” – ông Minh nói.

Bên cạnh đó, ông Minh cũng đề cập khía cạnh nhiều tạp chí khoa học trong nước nhận đăng bài báo khoa học còn dễ dãi từ khâu tuyển chọn bài, bình duyệt, sửa chữa và nâng cao chất lượng. Tình trạng thiếu chuẩn mực quốc tế và ít được đổi mới của phần lớn các tạp chí khoa học trong nước tạo ra một lối mòn, một kiểu tư duy dễ dãi trong viết bài và cách làm, khiến chất lượng công bố khoa học chỉ còn là hình thức, thiếu thực chất.

Bàn về giải pháp, TS. Huỳnh Văn Thông đặt vấn đề, nếu các trường quan tâm đến sự thay đổi về năng lực công bố học thuật quốc tế trong lĩnh vực xã hội – nhân văn trước hết nên thay đổi cách tiếp cận, hỗ trợ giảng viên; từ chỗ quan tâm lập tức đến năng suất nên chuyển sang quan tâm hiệu quả bền vững. Cần đầu tư căn cơ để quốc tế hóa năng lực học thuật cho đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, cần thay đổi từ cách tiếp cận “phúc lợi” sang cách tiếp cận “đầu tư phát triển”, không nên tiếp tục các giải pháp hỗ trợ theo kiểu chờ giảng viên có bài công bố quốc tế rồi xét danh hiệu thi đua, rồi thưởng tiền…

Mê Tâm

 

Bình luận (0)