Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Bãi đá cổ huyền bí ở Châu Phi khiến các nhà khảo cổ học “đau đầu” vì không giải mã nổi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Vào tháng 4/1935, một tảng đá khổng lồ có khắc biểu tượng thanh kiếm, đã được phát hiện trong một chuyến thám hiểm của đoàn khảo cổ Đức tại Ethiopia. Cư dân địa phương gọi đây là tấm bia Yegran Dingay, được khắc trên đá grannit.
Ngoài thông tin có liên quan đến người cai trị vương quốc Adal cổ xưa, các nhà nghiên cứu từ đó đến nay chưa hé mở được thêm nhiều điều bí ẩn về những phiến đá Yegran Dingay. Trong gần 100 năm, nhiều phiến đá khác đã được phát hiện tại Ethiopia nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của chúng vẫn chưa thể được giải thích.
Những tảng đá khổng lồ có khắc biểu tượng thanh kiếm.
Những tảng đá khổng lồ có khắc biểu tượng thanh kiếm.
Những tảng đá nguyên khối cao hơn 5 mét ở nhiều nơi được tập kết về khu vực Tiya, nơi có sẵn rất nhiều những tảng đá khắc mang hình thù bí ẩn.
Tại đây có gần 50 tảng đá, 22 trong số đó khắc biểu tượng gấu Tiya, trong khi những tảng còn lại khắc các hình thù đa dạng gồm con người, vũ khí và biểu tượng. Ý nghĩa của các ký hiệu này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu giải mã. Được biết, còn khoảng gần 100 tảng đá khác nằm rải rác tại các vùng khác nhau thuộc Ethiopia.
Có gần 50 tảng đá, 22 trong số đó khắc biểu tượng gấu Tiya.
Có gần 50 tảng đá, 22 trong số đó khắc biểu tượng gấu Tiya.
Qua thống kê, các di tích Yegran Dingay được phân làm 3 loại:
– Loại Anthropomorphic trông giống như những hình người bằng đá được tạc theo phong cách trừu tượng. Những Anthropomorphic được tìm thấy khắc họa hình ảnh dáng người đang đứng, đang chống hông hoặc đang tỳ cằm lên bàn tay v.v..
– Loại thứ hai Phalic: là các tảng đá nguyên khối có chiều cao trong khoảng 4-5 mét và được khắc hình đa dạng từ động vật, thực vật cho tới đồ dùng sinh hoạt.
– Loại cuối cùng Non-Phalic: là những trụ đá cao, mỏng hơn so với 2 loại trên và thường được khắc lên đó hình thù vũ khí.
Có ít nhiều sự liên hệ giữa các tảng đá Yegran Dingay với các chiến binh cổ xưa.
Có ít nhiều sự liên hệ giữa các tảng đá Yegran Dingay với các chiến binh cổ xưa.
Có ít nhiều sự liên hệ giữa các tảng đá Yegran Dingay với các chiến binh cổ xưa. Ở gần khu vực bãi đá Tiya từng phát hiện một số hài cốt có niên đại vào khoảng thế kỷ 14. Đây không phải những người đã tạo nên Yegran Dingay nhưng dường như các chiến binh này đã tìm đến Tiya và sử dụng bãi đá như địa điểm cắm quân tạm thời.
Bãi đá khắc huyền bí này đã cho thấy từng có một nền văn hóa cổ xưa phát triển rực rỡ tại Ethiopia
Bãi đá khắc huyền bí này đã cho thấy từng có một nền văn hóa cổ xưa phát triển rực rỡ tại Ethiopia.
Được xác định niên đại vào khoảng giữa thế kỷ thứ 10 và 15, bãi đá khắc huyền bí này đã cho thấy từng có một nền văn hóa cổ xưa phát triển rực rỡ tại Ethiopia. Mỗi tảng đá đều được xem như một tác phẩm nghệ thuật và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Địa điểm bãi đá Tiya kết hợp với nhiều Di sản Thế giới khác bao gồm Axum, Lalibela, Công viên Quốc gia núi Semien, Lâu đài Fasiledes, Thung lũng sông Awash,Thành phố thần thánh Harar, đều thuộc các nền văn minh cổ đại tại Ethiopia. Đáng tiếc, nền khảo cổ học của quốc gia này vẫn còn nhiều hạn chế để có thể khám phá ra các bí ẩn.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)