Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Bài giảng đầu năm tạo hứng khởi cho sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn 1.000 sinh viên 8 ngành hc thuc chương trình đào to đc bit va tham gia chương trình “Bài ging đu năm” vi ch đ “Hành trình đng cp” do Trưng ĐH Văn Lang t chc nhm khích l tinh thn hc tp, to hng khi cho các em.

Tân sinh viên đt câu hi vi các din gi ti chương trình

Sinh viên 8 ngành gồm: Quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, kế toán, tài chính – ngân hàng, quan hệ công chúng, ngôn ngữ Anh.

Mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Cao Trí (Phó Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Văn Lang) đề cập một vấn đề mà ông tâm tư, đó chính là sinh viên hãy dám có những ước mơ lớn. Theo đó, ước mơ lớn không phải là sự… mơ mộng viển vông mà cần gắn những mục tiêu kèm theo, lên kế hoạch và thực hiện được. Để tương thích, phù hợp, nhà trường đã định hướng xây dựng chương trình đào tạo mới mẻ cho sinh viên tiếp cận dễ dàng với những ước mơ lớn hơn.

Với vai trò diễn giả chính, ThS. Trần Đình Dũng (tác giả quyển sách “Quà của bố” với hơn 50.000 bản được bán rộng khắp cả nước, được chọn vào hệ thống thư viện thế giới và một số trường ĐH tại Mỹ) lần lượt đặt ra những câu hỏi, gợi ý để sinh viên tự suy nghĩ và làm rõ mục tiêu của bản thân trong 4 năm học ĐH. Ông cũng chỉ ra cho sinh viên sự cần thiết của tam giác “kiến thức – kỹ năng – thái độ” trong quá trình học tập và làm việc sau này, trong đó mỗi yếu tố có vai trò và tỷ lệ đóng góp riêng. Một khi đã trang bị vững nền tảng kiến thức, thì chính sự vượt trội về kỹ năng và thái độ sẽ tạo nên sự khác biệt cho chính các em. “Một ngày nào đó, tôi mong rằng trong chính các em – 25.000 sinh viên của trường – sẽ có một ai đó, một nhóm sinh viên nào đó đứng ra thay thế chúng tôi vận hành ngôi trường này. Và đó sẽ là tác phẩm, là kết tinh còn lại của chúng tôi, bởi lẽ đối với chúng tôi, đó không chỉ là niềm vui mà còn là vinh quang”, ThS. Trần Đình Dũng gửi gắm.

Thu hút sinh viên tham gia trò chơi xếp tam giác ống hút và ghép các mắt xích nối lại với nhau – một hình ảnh ví dụ về giá trị của sự hợp tác – ThS. Trần Đình Dũng nhấn mạnh: “Hình tam giác là một biểu tượng vàng khi nói về các giá trị. Nó thể hiện quá khứ – hiện tại – tương lai, quá trình sinh ra – sống – qua đời; là học thuật – kỹ năng – giá trị, là tiền bạc – sức khỏe – thời gian… Chỉ khi biến bản thân trở thành một tam giác góc cạnh, sinh viên mới trở nên cân bằng, vững vàng và phát triển. Và khi đã đạt được thành tựu cá nhân như vậy, các nhà tuyển dụng, nhà đầu tư sẽ tự tìm đến với các em, thành công cũng sẽ tự đến”.

Có thể nói bài giảng đầu năm sôi nổi, thiết thực và mang ý nghĩa sâu sắc với sinh viên, nhất là những em mới bước vào giảng đường ĐH, có rất nhiều bỡ ngỡ. Đây cũng là hoạt động mang lại trải nghiệm đầu đời để khai mở những năng lượng mạnh mẽ trong sinh viên năm nhất, giúp các em có động lực học tập và phấn đấu. Nhiều chia sẻ trong bài giảng đã khiến sinh viên lắng lại và tự suy ngẫm. Qua đó giúp các em nhận diện được bản thân, hoạch định hướng đi cụ thể: Vẽ ra hành trình cuộc đời mình, giá trị của sự trải nghiệm cá nhân, bước ra khỏi nỗi sợ hãi, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu…

Đoàn Huyền Trâm (sinh viên khóa 25 chương trình đào tạo đặc biệt ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành) hứng khởi nói: “Qua bài giảng đầu năm, em đã nhận được rất nhiều lời khuyên hữu ích và giá trị cho bản thân về cách học tập, cách nhìn nhận vấn đề và cách định hướng cho tương lai sắp tới. Bài giảng cũng xóa đi phần nào ưu tư, lo lắng lâu nay trong em về vấn đề cân bằng cuộc sống học tập, xây dựng giá trị bản thân, trang bị những kỹ năng kiến thức cần thiết để bước vào thị trường lao động và quan trọng để sau khi ra trường có được việc làm như mong muốn của mình”.

Thc Trân

 

Bình luận (0)