Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bài học cho phụ huynh và người làm công tác giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Ch còn hơn tun na là chun b bt đu chào đón năm hc mi. Tt c ph huynh chúng ta đang rt phn khi lo cho con mình b đng phc, tng cây bút, quyn sách, quyn tp, chiếc cp. Thì tin tc v s c xy ra Trưng quc tế  Gateway (qun Cu Giy, Hà Ni – v mt bé trai 6 tui, b t vong trong ngày th hai đến trưng). Hình nh đó, chc chn rng s là mt chn đng tâm lý không nh đi vi các bc ph huynh và nhng ngưi làm công tác trong ngành giáo dc.

Hot đng ch đo va hc va chơi ca trưng mm non

1. Làm thế nào, khi mới sáng sớm, đưa con ra khỏi nhà, giao tận tay cho cô giáo đưa rước, con lên xe trước mắt mình. Vậy mà, buổi chiều nhận được cuộc điện thoại thì con đã không còn nữa. Một sinh mạng con người, một mầm xanh vừa đủ sức bước vào môi trường tiểu học đã chết đi, một cách tức tưởi. Một cái chết, mà qua đó chúng ta thấy được sự vô cùng tắc trách của mỗi cá nhân, cũng như hệ thống tổ chức thiếu tính khoa học.

 Chất lượng của một ngôi trường gắn tên “Quốc tế”, với học phí lên đến hơn cả trăm triệu mỗi năm. Vấn đề trước tiên, phải nói đến trách nhiệm của nhà trường, đã là một ngôi trường mang tính chất lượng cao, quảng cáo với những phương tiện thông tin đại chúng, về giáo dục hoàn hảo, đẳng cấp quốc tế, thì phải có nguồn nhân lực giáo viên thật sự giỏi chuyên môn, giàu đạo đức, để thực hiện đúng giá trị mà một phụ huynh phải trả đủ để con em họ được yên tâm và hãnh diện, học tâp dưới mái trường đẳng cấp quốc tế đó. Chất lượng đầu tiên phải là an toàn tuyệt đối cho con trẻ. Dĩ nhiên sự cố xảy ra, không ai mong muốn. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta biện minh, bằng những lý do khách quan – chủ quan, không thể chấp nhận được.

Bỏ quên con trẻ mới vừa qua độ tuổi mầm non, một độ tuổi cô giáo phải chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, mới ngày thứ hai đến trường, nhiệm vụ của giáo viên tiểu học phải theo sát hướng dẫn từng cháu, điều đó như một quy ước mà ai từng đã tốt nghiệp sư phạm đều phải hiểu rõ. Tôi đặt câu hỏi, không lẽ khi nhận trẻ lên xe, nhà trường không quy định phải điểm danh, ký nhận, bàn giao, khi đón trả trẻ? Sự chuyên nghiệp ở đâu, khi xuống xe rồi, mà học sinh không vào lớp, các cô cũng không biết, cô giáo chủ nhiệm, cô giáo nhận trẻ, người lái xe đưa đón, tất cả như vô cảm, thì làm sao không xảy ra những chuyện đáng tiếc.

Người ta thường nói giáo dục là phải lấy chữ “Tâm” đặt hàng đầu, phải biết yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ với trẻ, có như vậy thì mới kịp thời nhận ra những tâm lý, hoặc sức khỏe bất thường của trẻ, mà quản lý trẻ một cách khoa học nhất. Làm giáo dục không phải ai cũng có thể làm được, nếu trong lòng xuất hiện sự vô tâm. Tôi đặt ra vài tình huống để nghĩ về lý do bé trai bị bỏ quên lại trên xe. Thứ nhất: Trẻ sợ đi học mà trốn dưới ghế của xe, cô giáo không nhận ra và đóng cửa lại. Thứ hai: Trẻ ngủ quên trên xe. Và một số tình huống khác, mà cần đợi kết quả điều tra của công an. 

Nhưng chỉ có hai tình huống trên là có thể xảy ra với một đứa bé mới một ngày đầu bước vào trường tiểu học. Bởi vì, môi trường học ở bậc mầm non, trẻ vừa học vừa chơi, môi trường học tập của tiểu học, thì hoạt động thiên về học tập. Chính vì lý do này mà trẻ khi mới vào lớp 1 thường có dấu hiệu sợ đi học. Những bạn này, khi đi học ở các trường công lập bình thường, luôn có cha mẹ đưa đi, cho ăn sáng, dặn dò, động viên đủ hình thức, thì khoảng chừng 1, 2 tháng sau các bé mới thật sự tự tin và bắt đầu yêu thích việc đến trường, sẽ quen thuộc dần với môi trường học tập mới. Đó cũng là lý do mà những bé mới vào lớp 1, rất cần sự chung tay kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên. Trẻ em luôn được sống trong vòng tay của ba mẹ, dìu dắt của ông bà, nay học tập theo môi trường tự lập của quốc tế, mà thiếu những kỹ năng cần thiết giúp trẻ tiếp cận với môi trường mới. Thì điều sai lầm tất yếu sẽ xảy ra. Với trẻ em, chúng ta không thể nói lý do này, lý do kia, do sơ suất, mà là phải thật sự dấn thân sát cánh khi trẻ đến trường, phải quan tâm tốt nhất từng chi tiết. Và với bất kỳ một lý do để bao biện nào cũng không thể chấp nhận cho hình ảnh đứa trẻ mới đi học lại trở thành ngày rời xa cha mẹ vĩnh viễn được.

2. Là một người làm công tác giáo dục, lại dạy trẻ lứa 5-6 tuổi đã hơn 10 năm, tôi cảm thấy đau lòng, chân thành chia sẻ với gia đình của bé trai ấy. Làm sao đây, khi cứ tin tưởng tuyệt đối vào ngôi trường mang tên quốc tế. Hàng ngày ba mẹ cật lực kiếm tiền, đóng học phí cho con, với niềm tin và hy vọng con của mình sẽ hưởng được một môi trường – nền tảng giáo dục tốt nhất, mở ra một tương lai tươi sáng nhất, với một chương trình theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, hoặc muốn con thành tài một cách xuất sắc nhất, nên ra sức đầu tư cho con, nhưng quên rằng con trẻ cần nhất là tình yêu thương, cần sự quan tâm cơ bản nhất như việc đưa rước con khi đến trường. Con trẻ cần những kỹ năng vững vàng về thể chất, tinh thần, thì mới có thể tự lập, thì mới có thể một mình bước vào môi trường tập thể.

Phải làm sao xây dựng một ngành học đào tạo, lấy giáo dục con người làm lý tưởng sống, kim chỉ nam cho mọi hành động, là niềm vui, hạnh phúc, thì đó mới chính là môi trường có sự an tâm nhất. Phải đào tạo nguồn nhân lực giáo viên thực sự có tài, yêu nghề, yêu trẻ. Bằng không tình trạng không an toàn cho trẻ, nguy hiểm cho trẻ, thì tất nhiên sẽ xảy ra khi có sơ suất từ nguồn đào tạo không đúng với năng lực bằng cấp, khả năng của một thương hiệu.

Vẫn biết rằng giữa thời điểm chưa có tin chính xác nguyên nhân tử vong cho bé trai, nhưng tôi muốn chia sẻ chút cảm nghĩ cá nhân của mình, để thấy rằng, đây là một bài học mà tất cả các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục cần có một sự chuẩn bị chuyên nghiệp, chu đáo nhất, nhân bản nhất, chung tay góp phần đào tạo, xây dựng một ngành học vững vàng trên những bàn tay nhân ái, những tấm lòng vô cùng trách nhiệm trong sự nghiệp trồng người.  Hãy nuôi dưỡng những mầm xanh bằng những điều thiết thực, bằng những hành động từ trái tim mình.

H Xuân Đà

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)