Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bài học “nghĩ khác”, “làm khác” dành cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

S kin ngưi thanh niên yêu nưc Nguyn Tt Thành ri bến cng Sài Gòn ngày 5-6-1911 ri bôn ba trên hành trình vn dm đ “xem nưc Pháp và các nưc khác. Sau khi xem xét h làm như thế nào, tôi s tr v giúp đng bào chúng ta” đã đưc xem là mt bưc ngot ca cách mng Vit Nam.


Theo tác gi, bài hc t câu chuyn Bác H ra đi tìm đưng cu nưc cn đưc dy cho hc sinh mt cách đy đ (nh minh ha). Ảnh: Y.H

Có thể nói, sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam trong gần một thế kỷ qua. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn có lẽ không có gì bàn cãi. Ở đây, chúng ta có thể nghĩ đến một bài học mang tính phương pháp luận trong suy nghĩ và hành động, đó là “nghĩ khác” và “làm khác”. “Nghĩ khác” và “làm khác” phải đi liền và gắn bó mật thiết với nhau, bởi nếu chỉ có nghĩ mà không làm thì không trọn vẹn và không mang lại kết quả thiết thực; nếu có làm mà không nghĩ tức là hành động không trên cơ sở tư duy thì có thể kết quả không như mong đợi. “Nghĩ khác”, “làm khác” tức là vượt qua được định kiến, vượt qua các lối mòn, vượt qua các sự lặp lại trước đó và theo đuổi đến cùng cho khi đạt được mục đích thì thôi. Thí dụ, trong sự kiện ra nước ngoài tìm đường cứu nước, với Nguyễn Tất Thành, sự nghĩ khác và làm khác thể hiện ở việc Nguyễn Tất Thành chọn nước Pháp làm điểm đến, sự khác biệt với tất cả các lựa chọn khác bấy giờ.

Cuối thế kỷ XIX, một số phong trào chống Pháp đã thể hiện rõ quan điểm dựa vào Trung Quốc, từ Tôn Thất Thuyết đến Hoàng Hoa Thám. Cái tư tưởng đồng chủng đồng văn rõ ràng là ăn sâu vào một bộ phận sĩ phu, trí thức lúc đó. Sang đầu thế kỷ XX, khi Nhật Bản nổi lên thành một trong những quốc gia hùng mạnh của châu Á thì một số nhà yêu nước đã chọn Nhật Bản làm điểm đến, vừa để học tập kinh nghiệm của họ vừa xin cầu viện. Về việc này, Nguyễn Tất Thành cho rằng khác nào “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Cũng có sĩ phu vận động người Pháp thực hiện một số quyền tự do, dân chủ ở Việt Nam, gắn với việc mở mang dân trí… Nguyễn Tất Thành cũng nhìn thấy sự hạn chế của giải pháp này bởi khác nào “xin giặc rũ lòng thương”. Hay có sĩ phu chuẩn bị bạo động nhưng căn bản không có lực lượng và không có một đường lối cứu nước cụ thể, thực tế bị bóp chết từ-trong-trứng-nước.

Như vậy, muốn đánh đổ người Pháp thì phải đến Pháp tìm hiểu về các mặt của họ. Thậm chí, ngày 15-9-1911, tại Marseille, Nguyễn Tất Thành đã gửi thư đến Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp để xin vào học Trường Thuộc địa. Về việc này, một số ý kiến xuyên tạc cho rằng Nguyễn Tất Thành muốn học để trở thành người cai trị đồng bào mình nhưng nếu xâu chuỗi toàn bộ các hoạt động của Nguyễn Tất Thành, chúng ta thấy rõ Người muốn học ở Trường Thuộc địa cũng nhằm hiểu rõ hơn về thực dân Pháp. “Theo Người, học tập ở các trường thuộc địa không có nghĩa sẽ làm tay sai, bán thân cho thực dân Pháp”(1).

Bài học cho chúng ta hiện nay là muốn làm một việc gì thì phải tìm hiểu kỹ về công việc đó, đồng thời không nên rập khuôn người khác. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của nhiều người khác nhưng phải tự mình tìm thấy mục tiêu, phương thức của riêng mình chứ không phải bắt chước việc của người khác đã làm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người khởi nghiệp.

Nghĩ khác và làm khác như Bác Hồ đã thực sự làm thay đổi rất nhiều thứ, không chỉ đối với vận mệnh của đất nước Việt Nam mà còn nhiều nước thuộc địa ở các châu lục. Nếu không có sự khác biệt đó, liệu đất nước ta, dân tộc ta đã ra sao? Một người trẻ tuổi sau này đã viết: “Suy nghĩ như Bác, như Nguyễn Tất Thành ngày ấy, hôm nay chúng tôi gọi là “suy nghĩ khác”. Dám tìm một con đường khác cho riêng mình, khác biệt với những gì đã có, là một yếu tố quan trọng quyết định thành công… Tìm hiểu nhiều về cuộc đời hoạt động của Bác, tôi chợt có liên tưởng thú vị: Bác Hồ là một người Việt Nam tiêu biểu cho việc “suy nghĩ khác”, từ đó Bác đã tìm ra được con đường cứu nước, cứu dân”(2). Suy cho cùng, những thành tựu lớn lao của đất nước, của dân tộc ta từ xưa đến nay cũng đều xuất phát từ những bộ óc nghĩ khác, từ những đôi bàn tay làm khác. Nếu những người phụ nữ cứ yên vị chốn khuê phòng thì đã không có Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi quan quân nhà Hán đô hộ, được 65 thành ủng hộ mà thành lập nên nhà nước do hai người phụ nữ đứng đầu. Nếu cứ an phận giữ chức Tiết độ sứ cho “thiên triều” thì hẳn nhà họ Khúc, bắt đầu từ Khúc Thừa Dụ, đã không mở đầu nền tự chủ cho dân tộc. Nếu Lý Công Uẩn khi lên ngôi cứ giữ lấy đất Hoa Lư có bốn bề là núi thì hẳn phần nào yên tâm với việc phòng thủ nhưng có lẽ đất nước sẽ chẳng được mở mang bởi cái đầu não nhỏ hẹp ấy. Nếu khiếp sợ trước vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không thể mọc lại đến đó thì vua tôi nhà Trần không thể làm nên kỳ tích và thế giới lúc bây giờ không ai làm được, là 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược…

Thời đại Hồ Chí Minh, từ một đội quân chỉ với 34 người sau trở thành một đội quân tinh nhuệ, đánh bại những tên xâm lược có thực lực mạnh nhất thế kỷ XX, quân đội nhân dân Việt Nam đã làm được cái điều mà nhiều người gọi là “châu chấu đá xe”. Hay một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu qua 35 năm đổi mới đã trở thành một hiện tượng của thời gian, không ngừng cổ vũ cho các nước thuộc thế giới thứ ba không ngừng tiến bước…

Trước tiền sảnh trụ sở của Tập đoàn máy tính nổi tiếng nước Mỹ Apple, có khắc một câu “Think different” (Hãy suy nghĩ khác). Hẳn ngụ ý của ban lãnh đạo là động viên, thúc giục mọi nhân viên trong tập đoàn phải luôn có những suy nghĩ sáng tạo, khác người mới là tiền đề tạo nên thành công. Còn đi theo lối mòn có khi rất an toàn nhưng có thể không thành công hoặc chỉ đạt được kết quả khiêm tốn. Dân gian hay nói: Thấy ăn khoai vác mai đi đào; người đã được ăn khoai ấy có thể chính là người đã nghĩ khác và làm khác, còn người đi đào có khi chẳng được gì…

Bài học từ sự kiện Bác Hồ đi tìm đường cứu nước đối với chúng ta rõ ràng là rất nhiều, nhưng “nghĩ khác” và “làm khác” có thể gợi mở cho chúng ta về phương pháp luận cả trong nhận thức và hành động, để gặt hái được kết quả như mong đợi! Vậy thì, với học sinh, người lớn có thể dạy gì qua bài học vừa nêu của Bác Hồ? Có lẽ trước hết là phải dạy cho trẻ sự độc lập tư duy, sự chủ động trong suy nghĩ mà không được phụ thuộc, nô lệ cho bất kỳ ý tưởng, cách nghĩ nào. Do đó, người lớn (bao gồm cả thầy cô và cha mẹ) phải tránh áp đặt, tránh xem lời của mình là “khuôn vàng thước ngọc”. Bên cạnh đó, cần cho trẻ được tự tìm lối đi riêng, trên cơ sở những hướng dẫn, gợi mở và cả những khuyến cáo. Có thể trẻ có sai lầm nhưng đó chính là những trải nghiệm quý báu để trẻ trưởng thành hơn trong tương lai. Đương nhiên, trẻ cần được tranh luận thay vì buộc phải lắng nghe dù lòng không “thông”. Tranh luận là để tìm cho ra chân lý, thuyết phục lẫn nhau chứ không phải cãi cọ kiểu vô phép hay “cá mè một lứa”… Có được như vậy thì trẻ mới dám nghĩ khác, dám làm khác và tự tìm được lối đi riêng cho mình thay vì chỉ sao chép, bắt chước!

Cho nên bài học từ câu chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cần được dạy cho học sinh một cách đầy đủ!

Nguyn Minh Hi

(1) TS. Phm Ngc Trăm, Con đưng cu nưc H Chí Minh, NXB. Tng hp TP.HCM, 2012, tr.60.

(2) Giang Tùng, Nguyn Tt Thành – Ngưi thanh niên “nghĩ khác”, Báo Tui tr, ngày 14-6-2007.

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)