Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Bài học từ bản án cố ý gây thương tích

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh Trưng THCS Trn Huy Liu giao lưu vi lut sư Chi hi Bo v quyn tr em TP

Sáng 7-5, Trường THCS Trần Huy Liệu (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) phối hợp cùng Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em TP tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Dựa trên tình huống xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội facebook, hai học sinh là T.P.C và H.M (cùng SN 2001, ngụ Q.4) hẹn nhau ra sân vận động để… nói chuyện. M. gọi điện rủ S. và một số bạn cùng đi gặp nhóm của C. Trong quá trình đó, S. đến nhà một người bạn mượn cây sắt để mang theo phòng thân. Khi S. đến điểm hẹn thì thấy M. và C. đang nói chuyện, lúc này M. thách thức “Có muốn đánh nhau không?”, C. đáp trả: “Sao cũng được”. Nghe vậy, S. lấy cây sắt lao đến đánh 2 cái trúng vào đầu của C. khiến nạn nhân bất tỉnh. Còn S. cùng những đối tượng khác tháo chạy. Theo kết luận của Trung tâm Pháp y, C. bị chấn thương đầu, vỡ lún sọ vùng đỉnh phải…, tỷ lệ thương tích 30%.

Trong quá trình diễn ra phiên tòa, các thành viên trong nhóm của phía bị cáo lẫn bị hại đều thành khẩn khai báo, nhìn nhận được lỗi lầm xuất phát từ sự nóng nảy, thiếu hiểu biết. Kết thúc phiên tòa, S. bị tuyên án 2 năm tù treo bởi hành vi cố ý gây thương tích. Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em TP) cho biết tình huống này xuất phát từ một vụ án có thật, mà bị cáo lẫn bị hại còn trong độ tuổi học sinh. Bà Nữ nhận định: “Việc đưa những phiên tòa giả định vào trường học có tác dụng giúp học sinh hình dung được quá trình một phiên tòa diễn ra như thế nào; tuyên truyền giúp các em có cơ hội hiểu hơn về pháp luật, quyền và lợi ích của mình; các em có thể hình dung được tác hại của những hành động nông nổi hay việc sử dụng mạng xã hội như thế nào cho văn minh; văn hóa ứng xử trong môi trường học đường sao cho phù hợp…”. Bà Nữ cho biết thêm, từ năm 2015 đến nay, chi hội đã thực hiện hơn 30 phiên tòa giả định tại các trường học trên địa bàn TP, hiệu ứng mang lại rất tốt.

Theo dõi từ đầu đến cuối phiên tòa, em Mạch Gia Nguyên (học lớp 8A3) chia sẻ: “Lắng nghe Hội đồng xét xử và các luật sư phân tích, em nhận thấy được mức độ nguy hiểm từ hành động nông nổi thiếu suy nghĩ. Em nghĩ, nếu khi có mâu thuẫn các bạn bình tĩnh để nói chuyện thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn”. Còn em Bình An (học lớp 6A8) cho hay: “Lần đầu tiên theo dõi một phiên tòa, em hiểu được tại sao người phạm tội được gọi là bị cáo, nạn nhân là bị hại; thế nào là án treo… và ý thức được một khi phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Thy Dương

Bình luận (0)