Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Bài thi KHXH: Không ghi nhớ kiến thức máy móc

Tạp Chí Giáo Dục

Đi vi bài thi khoa hc xã hi, đ có th đt đưc đim cao trong k thi tt nghip THPT năm 2023, các giáo viên b môn khuyên, hc sinh ôn tp bng cách h thng kiến thc, không ghi nh kiến thc máy móc.


Hc sinh tránh ghi nh kiến thc mt cách máy móc

Môn lch s: V sơ đ tư duy đ nm ni dung và ý nghĩa lch s

Ở môn lịch sử, ThS. Nguyễn Viết Đăng Du (Tổ trưởng Tổ lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3) cho hay, đề minh họa môn lịch sử của Bộ GD-ĐT là sự khái quát toàn bộ chương trình phải thi. Do đó, căn cứ vào nội dung đề minh họa môn lịch sử năm 2023, học sinh có thể hệ thống kiến thức lần lượt để ôn tập. Cụ thể, theo thầy Du, với 40 câu hỏi xuất hiện trong đề minh họa, học sinh nên ôn tập theo chuyên đề của mỗi 4 câu hỏi. Các em phân chia từng 4 câu hỏi và thống kê trong 4 câu hỏi đó đề minh họa đề cập đến những kiến thức lịch sử nào? Từ đó, các em nắm khái quát tiến trình lịch sử theo giai đoạn, vẽ sơ đồ tư duy để nắm nội dung và ý nghĩa lịch sử. “Học sinh đừng cố gắng ghi nhớ tất cả kiến thức một cách máy móc bằng cách học thuộc lòng các bài học trong sách giáo khoa. Bởi vì các em không phải là thần đồng ghi nhớ và môn lịch sử cũng không phải là môn duy nhất các em phải thi. Dùng bảng tóm tắt, sơ đồ tư duy để học. Các em hãy cùng chia sẻ với bạn bè, thảo luận cùng nhau, hỏi đáp cùng nhau hay vẽ sơ đồ tư duy cùng nhau… Cách học này hiệu quả hơn là các em học một mình”, thầy Du lưu ý.

Bên cạnh đó, thầy Du cũng khuyên thêm, học sinh cần rèn làm các câu hỏi trắc nghiệm, những câu hỏi này do tập thể giáo viên biên soạn nên phong cách, cấu trúc rất phong phú, đa dạng. Việc này sẽ giúp các em có tư duy tốt khi giải tất cả các thể loại câu trắc nghiệm.

Môn đa lý: Chú ý vic liên kết, tác đng qua li ca các đi tưng

Từ cấu trúc đề minh họa môn địa lý của Bộ GD-ĐT, ThS. Trần Ngọc Anh (giáo viên môn địa lý, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1) lưu ý, khi ôn tập, học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa lớp 12. Bao gồm những kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm, biểu hiện hoặc các hệ quả địa lý và các kiến thức nâng cao về liên hệ, vận dụng, so sánh, tổng hợp… Bên cạnh đó, việc rèn luyện thường xuyên các nhóm kỹ năng, bao gồm đọc Altat từng trang, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, tính toán địa lý, chọn biểu đồ thích hợp cũng cần được làm thường xuyên. Từ đó tổng hợp được phương pháp giải bài nhanh và đúng cho mỗi nhóm.


Các em h
c sinh cn xây dng kế hoch ôn tp khoa h tng b môn

“Khi ôn tp, hc sinh nên h thng kiến thc bng sơ đ tư duy, đây đưc xem là phương pháp hc tp đơn gin nhưng khoa hc, có h thng và mang li hiu qu cao, giúp các em nm vng và khc sâu kiến thc cơ bn”, cô Võ Hu (giáo viên môn giáo dc công dân, Trưng THPT Marie Curie, Q.3) khuyên.

Về nhóm kiến thức lý thuyết, giáo viên này cho hay, học sinh phải có kế hoạch ôn tập từng bước, từ kiến thức cơ bản của từng chủ đề, từng nội dung được thể hiện thông qua các bảng, các sơ đồ. Cụ thể, nhấn mạnh các từ khóa quan trọng, tiếp là các vấn đề nâng cao từ nền tảng cơ bản, biết vận dụng, phân tích, so sánh, giải thích các vấn đề liên quan. Và điều đặc biệt, để làm tốt các câu vận dụng thì việc nắm vững các kiến thức cơ bản là nền tảng quan trọng để học sinh loại trừ những đáp án nhiễu, xác định đúng trọng tâm trong ý hỏi và chọn câu trả lời đúng nhất. “Trong môn địa lý, các đối tượng địa lý có mối liên hệ mật thiết, nên có sự tác động lẫn nhau; vì vậy, khi ôn tập, học sinh chú ý việc liên kết, tác động qua lại của các đối tượng để xác định các trọng tâm của câu hỏi. Đối với nội dung vùng kinh tế, khi ôn tập, học sinh nên cấu trúc lại kiến thức các bài có nội dung tương đồng để dễ so sánh sự giống và khác nhau về các yếu tố tự nhiên, dân cư, các thế mạnh”, ThS. Ngọc Anh lưu ý.

Môn giáo dc công dân: Nm vng kiến thc cơ bn

Đối với môn giáo dục công dân, cô Võ Hậu (giáo viên môn giáo dục công dân, Trường THPT Marie Curie, Q.3) chỉ ra rằng, môn giáo dục công dân gần như không có sự đánh đố quá cao nên học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12 là có thể làm tốt được bài thi. Tuy nhiên, học sinh cần hiểu rõ và phân biệt được các thuật ngữ đặc thù, các từ khóa của từng nội dung để làm căn cứ chọn phương án trả lời đúng nhất. “Ví dụ, khi đề cập đến các hình thức thực hiện pháp luật, các em cần phân biệt: Sử dụng pháp luật (công dân thực hiện quyền – được làm); thi hành pháp luật (công dân thực hiện nghĩa vụ – phải làm); tuân thủ pháp luật (công dân không làm điều pháp luật cấm). Từ đó các em sẽ dễ dàng nhận ra đáp án đúng mà không lo bị đáp án nhiễu chi phối”, cô Võ Hậu nêu dẫn chứng.

Bên cạnh đó, giáo viên này khuyên, khi ôn tập, học sinh nên hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy, đây được xem là phương pháp học tập đơn giản nhưng khoa học, có hệ thống và mang lại hiệu quả cao, giúp các em nắm vững và khắc sâu kiến thức cơ bản. Đồng thời thường xuyên luyện tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức đã học, có thể làm theo từng bài hoặc theo chủ đề. “Thời gian này, các em nên chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin từ các phương tiện truyền thông để vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn. Sắp xếp thời gian khoa học để ôn tập các bộ môn một cách hiệu quả. Phần kiến thức nào chưa nắm vững thì dành thêm thời gian để ôn tập”, cô Võ Hậu khuyên.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)