Trong những tuần qua, tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng, bài viết dưới đây đề cập bệnh ở khía cạnh y học cổ truyền.
Theo y học cổ truyền, sốt xuất huyết được chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ sốt cao, có chảy máu – sốt cao, đau mình, đau lưng, nhức ở mắt, mặt đỏ, lưng và tay chân có chấm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở nách, khuỷu tay, bẹn… Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, cầm máu. Bài thuốc: lá tre 20g, cỏ nhọ nồi 16g, hạ khô thảo 20g, trắc bá diệp 16g, rễ cỏ gianh 16g.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện – Ảnh: K.Vy
Thời kỳ huyết áp tụt: đang sốt cao, hoặc sốt có giảm đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vã mồ hôi, vật vã. Phương pháp chữa: bổ khí sinh tân dịch. Bài thuốc: huyết áp hạ dùng bài: bạch truật 20g, mạch môn 12g, đảng sâm 20g, thục địa 12g. Nếu huyết áp hạ nhiều, dùng bài: nhân sâm 8g, mẫu lệ nung 20g, ngũ vị tử 8g, phụ tử chế 12g, mạch môn 8g, thục địa 16g, long cốt 20g.
Thời kỳ hồi phục: thời kỳ này chủ yếu là nghỉ ngơi ăn uống. Nếu dùng thuốc thì dùng các thuốc bổ khí: đảng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch truật 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 12g, cam thảo 6g.
Các bài thuốc trên cho 500 ml nước sắc kỹ chắt lấy 150 ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày.
Quốc Trung/TNO
Bình luận (0)