Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bài toán lao động cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Không ch TP.HCM mà ngay các tnh đang phát trin mnh cơ s h tng, to môi trưng thu hút đu tư cũng thiếu lao đng. Các chuyên gia cnh báo, nếu không có gii pháp kp thi, khng hong thiếu lao đng s là cn tr ln trong thu hút đu tư.


Các doanh nghip đang tìm bài toán gii quyết tình trng thiếu ht lao đng. Ảnh: I.T

Try trt tìm lao đng

Dịch Covid-19 được kiểm soát, doanh nghiệp đã và đang trong giai đoạn chạy nước rút sản xuất kinh doanh phục hồi doanh nghiệp nói riêng và phục hồi kinh tế cả nước nói chung. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt nguồn lao động khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.

Bà Nguyễn Mai Anh – Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Đông Nam (Đồng Nai) cho biết, khó tuyển lao động thời điểm mở cửa sau dịch đã đành, đằng này sau hơn nửa năm tìm lao động cũng không dễ. Nếu như trước đây, công ty tuyển dụng chủ yếu qua các kênh truyền thống thì hiện nay phải mở rộng đăng tuyển trên mạng xã hội. Qua nhiều lần tuyển trong năm, số hồ sơ nộp về qua các kênh trực tiếp và trực tuyến không nhiều, đáng nói là chất lượng không cao.

“Để đảm bảo lực lượng lao động phục vụ nhu cầu sản xuất phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch, chúng tôi đành phải chấp nhận giải pháp đào tạo lại và tạm thời bố trí lao động ở các khâu đơn giản và chờ tuyển đợt sau. Bên cạnh đặt hàng các trường trong tỉnh để đào tạo, chúng tôi còn chủ động tham gia các ngày hội tuyển dụng lao động ở các tỉnh, thành như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM… để tìm người”, bà Mai Anh nói.

Ông Dương Quốc Sinh – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Tây Ninh cho biết, Tây Ninh là một trong những tỉnh đang phát triển mạnh với nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, đặc biệt là ở các huyện tiếp giáp với TP.HCM như Trảng Bàng, Gò Dầu. Với tốc độ phát triển như hiện nay, mỗi năm tỉnh cần trên 20.000 lao động nhưng không đủ đáp ứng và dự báo sẽ thiếu lao động nghiêm trọng trong thời gian tới.

Ông Sinh thông tin thêm, trước thực trạng thiếu hụt nguồn lao động, tỉnh đã có nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Năm 2021, số người học đăng ký vào các trường CĐ-TC trong tỉnh trên 2.000, trong đó CĐ: 436 và TC: 1.609 em.

“Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có nhu cầu lớn về lao động trình độ TC-CĐ. Đây là cơ hội cho các em học nghề, sớm có việc làm ngay và ổn định cuộc sống từ sau tốt nghiệp THCS-THPT”, ông Sinh khuyên.

Bà Trần Thị Thùy Trâm – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai cho biết, tỉnh hiện có 31 khu công nghiệp, có nhu cầu giải quyết khoảng 619.000 lao động. Tại sàn giao dịch việc làm tổ chức gần đây nhất, doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu tuyển hơn 2.700 lao động nhưng chỉ có khoảng 300 lao động đến tìm việc làm.

Đ lao đng b ph v quê

Tương tự, tỉnh Bình Dương cũng đang lo lắng về thiếu hụt lao động khi con số doanh nghiệp đăng ký đầu tư tại đây ngày càng tăng. Bình Dương được các chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá là có môi trường đầu tư tốt, hạ tầng giao thông khá thuận lợi. Theo đó, tính đến cuối năm 2021, Bình Dương có khoảng 58.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp FDI có gần 5.000 và 53.000 doanh nghiệp trong nước.

Trưởng phòng sản xuất Công ty TNHH Apparel Far Eastem (TP.Thuận An, Bình Dương), bà Phạm Thị Duyên lo ngại sẽ gặp nhiều khó khăn khi đơn hàng của đối tác ngày càng tăng, “Chúng tôi cần tuyển khoảng 2.000 lao động phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất nhưng không tuyển dụng được dù đã đưa ra nhiều chế độ ưu đãi như tìm chỗ trọ, xe đưa đón, thưởng…”, bà Duyên lo lắng.


ng hc sinh vào hc ngh s gii quyết tình trng thiếu ht lao đng

Làm thế nào để người lao động bỏ phố về quê? Đây là vấn đề lớn đã được các chuyên gia đưa ra phân tích mổ xẻ tại nhiều hội nghị. Đề cập nguyên nhân thiếu lao động, chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền cho rằng, hiện các miền Đông, miền Tây phát triển nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã kéo theo sự dịch chuyển lớn của lực lượng lao động.

Nguyên nhân nữa dễ nhận thấy nhất, sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh về TP.HCM học và tìm đủ mọi cách để ở lại làm việc, có người phải chấp nhận làm trái nghề trong khi ngành nghề mà họ đã học ở quê đang cần lao động. Hiện các doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư ở các tỉnh có cơ sở hạ tầng tốt, giảm chi phí thuê đất, thời gian tới lao động còn thiếu hụt nghiêm trọng hơn. Từ thực tế này, các tỉnh cần có chế độ, chính sách thu hút lao động cho tỉnh nhà, cụ thể là có chế độ đãi ngộ hợp lý để về quê làm việc sau khi học xong. Giải pháp này đồng thời góp phần giải quyết nhiều áp lực cho các thành phố lớn.

Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh… thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với tốc độ phát triển nhanh và mạnh về công nghiệp thì việc chuẩn bị lực lượng lao động qua đào tạo phải đặt lên hàng đầu. Công tác hướng nghiệp sau THCS-THPT, phân tích sâu những cái lợi khi học nghề sẽ giải quyết tình trạng thiếu lao động như hiện nay.

Đồng quan điểm với tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, ông Hồ Duy Xuyên – Chủ tịch HĐQT Trường Trung cấp Á Châu (Tây Ninh) khẳng định cơ hội việc làm ở tỉnh nhà rất lớn và mức lương chấp nhận được. Mức lương trình độ trung cấp ở tỉnh trung bình từ 7-10 triệu đồng/ tháng, trong khi ở TP.HCM khoảng 8-12 triệu đồng. Mức chênh lệch này không cao nhưng phải mất rất nhiều khoản chi cho nhà trọ, ăn uống đắt đỏ, đi lại và chưa kể chuyện học hành của con cái.

A.Trn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)