Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bạn biết gì về bệnh loãng xương?

Tạp Chí Giáo Dục

Dưới đây là những điều cần biết về bệnh loãng xương và mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và bệnh tim mạch, theo belmarrahealth.
Thay đổi lối sống
Thêm canxi vào chế độ ăn từ nguồn thực vật chứa canxi bao gồm rau xanh, đậu, quả sung khô và hạnh nhân. Ăn rau và trái cây với 5-7 phần rau và 2-3 phần trái cây mỗi ngày. Giảm bớt muối, rượu và caffeine. Bỏ hút thuốc lá và tăng cường tập luyện thể chất. Duy trì mức ma-giê và kali lành mạnh với chuối và vỏ khoai tây. Tăng cường cơ bắp với khoảng 30 phút tập tạ để cải thiện sức khỏe của xương. Bổ sung khoáng chất và các vitamin khác để xây dựng xương bao gồm các loại vitamin D và K, cùng với boron, crom, kẽm và hải sản.
Hãy tham gia các hoạt động thể chất để giúp xương chắc khỏe cho dù ở độ tuổi nào /// Ảnh: Shutterstock
Hãy tham gia các hoạt động thể chất để giúp xương chắc khỏe cho dù ở độ tuổi nào – Ảnh: Shutterstock

Tập thể dục
Nguy cơ loãng xương càng cao nếu từ độ tuổi 20-30 bạn không làm gì để ngăn ngừa mất khối lượng xương sau này. Ngoài chế độ ăn uống, một cách quan trọng để giữ cho xương khỏe mạnh là tập thể dục. Lý tưởng nhất là chạy bộ, nhảy dây và các hoạt động thể chất tăng cường cơ bắp khác. Nhưng nếu tất cả quá khó khăn đối với bạn, hãy bắt đầu với đi bộ các quãng ngắn. Thậm chí chỉ cần 10 phút mỗi ngày.
Nguy cơ loãng xương liên quan đến hạnh phúc
Nguy cơ loãng xương ở phụ nữ có liên quan đến hạnh phúc, một yếu tố cho mật độ xương cao hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phụ nữ lớn tuổi hài lòng của cuộc sống lớn hơn có tỷ lệ mắc bệnh loãng xương thấp hơn, so với phụ nữ không hài lòng với cuộc sống của họ.
Bổ sung lợi khuẩn tự nhiên
Trong bệnh loãng xương, bổ sung probiotic tự nhiên có thể giúp xương khỏe mạnh, theo các nhà nghiên cứu tại Trường đại học bang Michigan, bởi tình trạng viêm ở ruột có thể gây mất xương.

Loãng xương liên quan đến bệnh tim ở người lớn tuổi
Một nguy cơ tiềm năng mới của bệnh tim vừa được các nhà nghiên cứu phát hiện. Theo đó, nếu trên 50 tuổi, bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh loãng xương – phụ nữ và nam giới như nhau. Loãng xương là khi xương trong cơ thể trở nên yếu và dễ gãy và có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Ngọc Lam (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)