Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bàn chân là công cụ chẩn đoán bệnh tuyệt vời

Tạp Chí Giáo Dục

Bàn chân là công cụ chẩn đoán bệnh tuyệt vời mà bác sĩ có thể sử dụng để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, tiến sĩ Lance Silverman, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Minnesota (Mỹ) chia sẻ trên everydayhealth.Da chân khô, bong da.

Nếu da xung quanh gót chân khô, nứt, hay bong, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tuyến giáp. Tuyến giáp sản xuất ra hoóc môn kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất, huyết áp, tăng trưởng các mô, và các chức năng hệ thần kinh. Vì vậy, tình trạng da cũng thể hiện một phần sức khỏe của tuyến giáp.
Tuy vậy, đôi khi làn da khô chỉ đơn giản là vì thay đổi thời tiết, còn nếu da khô kèm tăng cân, tê bàn ​​tay hoặc các vấn đề về thị lực, cần kiểm tra sức khỏe tuyến giáp.
Lông ngón chân rụng
Phụ nữ thường có lông tơ trên ngón chân, nhưng nếu những sợi lông này rụng quá mức, nó có thể là dấu hiệu của lưu thông máu kém. Nguyên nhân lưu thông máu ở bàn chân và ngón chân kém là do mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Khi mảng bám tích tụ ở động mạch của chân, lưu thông máu có thể bị hạn chế. Nếu không chữa trị, PAD có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ, hoặc thậm chí có thể bị cắt cụt chi.
Bạn cũng có thể làm giảm triệu chứng của PAD bằng cách bỏ thuốc lá, duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, và quản lý huyết áp hoặc tiểu đường.
Tê chân
Một triệu chứng khác của PAD cũng có thể gặp là tê chân. Bạn có thể trải nghiệm cảm giác tê ở bàn chân nếu ngồi ở một tư thế quá lâu. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị đau chân thì không nên bỏ qua. Chân tê cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh lý thần kinh ngoại vi liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến bàn chân, có nghĩa là vết thương hoặc vết cắt có thể mất một thời gian lâu hơn để lành khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Nếu đột nhiên bị tê chân, và vết thương trên đôi chân lâu lành cần khám sức khỏe.
Để tăng cường lưu lượng máu và giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, hãy tập thể dục thường xuyên và dùng các loại thực phẩm lành mạnh.
Điểm đen hoặc đường đen dưới móng chân
Khi bị một vật nặng rớt lên chân khiến chân bị bầm tím là chuyện bình thường, nhưng nếu móng chân có màu tối mà không hề có vật nặng nào đè lên hoặc vấp phải vật gì thì nên kiểm tra sức khỏe. Nếu móng chân bị điểm đen hoặc đường đen có thể là dấu hiệu của khối u ác tính.
Ngoài ra, sự đổi màu móng chân cũng có thể do nhiễm nấm, đặc biệt là những người thường làm móng tay chân.
Đau chân buổi sáng
Đau chân buổi sáng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp (RA). Bạn có thể kiểm soát cơn đau chân và các triệu chứng khác của bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thuốc và tập thể dục thường xuyên.
Ngoài ra, đau chân buổi sáng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh plantar fasciitis, bệnh viêm màng cơ bàn chân, hoặc có thể là do bị chuột rút cơ bắp. Hoặc đau chân buổi sáng cũng có thể là dấu hiệu của sự mất nước hoặc thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Nếu đau chân do chuột rút có nghĩa là cơ thể bạn không bổ sung đủ canxi, kali và magiê. Bạn có thể ngăn ngừa chuột rút chân buổi sáng bằng ăn chế độ ăn uống cân bằng và uống nước trước khi đi ngủ.

Ngọc Lam/TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)