Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Bạn có tố chất lãnh đạo?

Tạp Chí Giáo Dục

Liệu bạn có những phẩm chất cần thiết để vươn lên hàng đầu trong thế giới kinh doanh, hay bạn chỉ là một thành viên trong nhóm làm việc? Hãy làm bài trắc nghiệm dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Đối với bạn, địa vị quan trọng như thế nào?

a) Rất quan trọng. Tôi luôn luôn thích cảm thấy rằng mình ở bậc thang cao nhất

b) Hoàn toàn quan trọng. Tôi coi điều quan trọng là được hòa mình trong đám đông.

c) Với tôi, địa vị tức là những mối quan hệ chất lượng, chứ không phải là bạn có mối quan hệ nào.

d) Không quan trọng: tôi chỉ muốn tập trung vào công việc và nghề nghiệp của mình.

2. Đồng nghiệp đánh giá bạn như thế nào?

a) Người lãnh đạo. Tất cả đều sợ tôi, kể cả những người không có mối liên quan chính thức gì đến tôi.

b) Một người hài hước. Tất cả mọi người đều yêu quý tôi.

c) Một người hay tư duy. Mọi người đều lắng nghe những gì tôi nói.

d) Một người nhút nhát. Tôi không muốn mọi người chú ý đến mình và muốn để công việc của tôi nói thay tôi.

3. Ở nơi làm việc, bạn có hay đề xuất những ý tưởng và gợi ý mới hay không?

a) Thông thường, nhưng tôi rất thận trọng về những vấn đề cá nhân và chính trị.

b) Hiếm khi. Tôi luôn luôn tự hỏi liệu mình có bị cười cợt không nếu đưa ra một ý kiến hoặc đề xuất.

c) Luôn luôn. Tôi thật sự muốn mọi người biết tôi nghĩ gì.

d) Rất thường xuyên, nhưng tôi sẽ không nói ra nếu điều đó làm bối rối một ai đó.

4. Một đồng nghiệp vừa bị phê bình vì viết báo cáo kém. Bạn:

a) Rủ người ấy đi uống nước để nghe xem có chuyện gì.

b) Nói với người ấy rằng họ phải làm thế nào để viết báo cáo tốt hơn.

c) Đề nghị sẽ soát lỗi giúp người ấy vào lần viết báo cáo tới.

d) Không làm gì cả. Bản thân tôi cũng có việc phải hoàn thành.

5. Bạn vừa nhận được một phản hồi tiêu cực. Bạn phản ứng như thế nào?

a) Lắng nghe cẩn thận, nhưng vẫn cảm thấy thất vọng và không tâm phục khẩu phục.

b) Trở nên phản kháng, thậm chí rất tức giận.

c) Thở dài và nghĩ: "Vâng, tất nhiên rồi, lúc nào tôi cũng là người bị chỉ trích".

d) Tập trung vào các cách mà bạn có thể thay đổi để đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra nữa.

6. Bạn sẽ làm gì khi đối mặt với một vấn đề cần giải quyết?

a) Tìm ra phương án đúng đắn.

b) Đưa ra một vài giải pháp khác nhau và hỏi người khác xem họ nghĩ gì.

c) Cùng bàn bạc với một vài đồng nghiệp.

d) Tìm lời khuyên từ người quản lý.

7. Sếp yêu cầu bạn một việc mà bạn biết nằm ngoài khả năng của bạn. Bạn…

a) Nhận thách thức này với niềm thích thú, bạn sẽ sẵn sàng bắt tay vào làm bất cứ việc gì.

b) Hứa sẽ cố gắng làm tốt, nhưng nói đùa là sếp đừng đổ lỗi nếu bạn làm sai.

c) Đồng ý nhận nhiệm vụ, nhưng đề nghị sếp chỉ dẫn và hỗ trợ thêm

d) Rất căng thẳng và cuối cùng thừa nhận là bạn sẽ không thể hoàn thành việc này.

8. Với bạn, họp hành là…

a) Một sự lãng phí thời gian. Tự bạn có thể làm tất cả những nhiệm vụ được bàn bạc trong cuộc họp nhanh hơn và tốt hơn nhiều.

b) Một cách dễ dàng để chia sẻ gánh nặng công việc.

c) Một cái gì đó mà bạn luôn luôn nhận được điều bổ ích

d) Một cách để đào tạo người khác.

9. Với bạn, một sự thay đổi trong công việc có nghĩa là:

a) Một điều gì đó mà bạn luôn tin tưởng. Bất cứ thay đổi nào cũng sẽ tốt hơn.

b) Một cơ hội mà mọi thứ có thể xảy ra.

c) Một điều gì đó mà chỉ bạn có thể kiểm soát được và chịu trách nhiệm.

d) Một cơ hội duy nhất để tiến bộ.

Kết quả:

Đa số là A: Nhà độc tài Hitler

Bạn là một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Bạn mạnh mẽ, quyết đoán và độc đoán. Mọi người xung quanh tôn trọng bạn (hay ít nhất bạn tin như thế). Nhưng thật sự là cách mà mọi người nhìn nhận bạn có thể khác nhiều. Thứ nhất là kiểu cách ngạo mạn của bạn không còn hợp thời nữa. Tệ nhất là đồng nghiệp và người quản lý của bạn có thể nhạo báng bạn. Tốt hơn là bạn nên cởi mở trước những quan điểm của người khác.

Đa số là B: Ngôi sao văn phòng

Bạn ủng hộ mọi người và hay đề xuất sáng kiến. Những điều này làm lợi cho tương lai của bạn, có điều bạn phải vượt qua sai lầm chết người của mình: muốn được người khác yêu quý. Tất nhiên, việc tìm kiếm sự ủng hộ của người khác không phải là điều sai trái, nhưng nó có thể kéo bạn đi quá xa. Đôi khi vào những lúc cần phải nói những lời khó nghe, bạn vẫn nói quá tử tế. Hãy cố gắng đối mặt với xung đột bằng sự chân thành và nhạy cảm.

Đa số là C: Người trưởng nhóm

Bạn có những đức tính cần thiết để vươn lên đứng đầu! Bạn quyết đoán và giàu lòng cảm thông. Bạn dễ dàng quy tụ mọi người và thích làm trưởng nhóm. Bạn có cam kết, bạn thích giúp mọi người tỏa sáng. Bạn trông đợi cao ở mọi người, có thể là kỳ vọng cao hơn khả năng thật sự của họ. Hãy thận trọng trong việc đánh giá năng lực người khác, đừng đề cao người khác một cách quá mức và phi thực tế.

Đa số là D: Tinh thần làm việc nhóm

Bạn đủ thông minh để xác định vị trí của mình trong đám đông hơn là đứng đầu trong nhóm. Bạn là một thành viên vững vàng, đáng tin cậy và trung thành. Nhưng hãy cẩn thận bởi nếu lúc nào bạn cũng đồng tình với người khác, bạn sẽ trở nên giống một người xu nịnh. Đôi khi bạn cũng cần làm việc theo cách riêng của mình.

TRÁC NHI (TTO)

Bình luận (0)