Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Bản đồ Atlat có quá nhiều sai sót

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trước hết, bản đồ trong Atlat không thể hiện rõ tiêu chí ghi tên các cửa sông. Trong khi cửa Thuận An có tên trong bản đồ thì nhiều cửa sông lớn hơn như Nam Triệu, Văn Úc, Lạch Trường hay cửa Gianh, Nhật Lệ… lại không có tên.

Về hệ thống cảng biển, Atlat ghi tên một số cảng rất nhỏ, thậm chí cả cảng Nhật Lệ (Quảng Bình) không còn hoạt động. Thế nhưng, Atlat đã quên nhiều cảng biển lớn khác, kể cả cảng biển quốc tế.
 Khi thi môn địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh được phép mang theo vào phòng thi cuốn Atlat địa lý Việt Nam của Bộ GD-ĐT (do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành) để sử dụng. Tuy nhiên, đây lại là một cuốn sách bộc lộ quá nhiều điều bất cập.

Huyện là “điểm dân cư” khác!
Trước hết, bản đồ trong Atlat không thể hiện rõ tiêu chí ghi tên các cửa sông. Trong khi cửa Thuận An có tên trong bản đồ thì nhiều cửa sông lớn hơn như Nam Triệu, Văn Úc, Lạch Trường hay cửa Gianh, Nhật Lệ… lại không có tên.
 Phần bản đồ hành chính đánh dấu Tuyên Hóa là “điểm dân cư khác”. Huyện Tuyên Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình có huyện lỵ là thị trấn Đồng Lê. Vậy điểm dân cư ở đây là chỉ huyện, huyện lỵ hay thị trấn? Hệ thống hành chính của nước ta gồm tỉnh, TP trực thuộc trung ương; huyện, TP, thị xã trực thuộc tỉnh; thị trấn, xã trực thuộc huyện.
 Tỉnh có tỉnh lỵ (thường là TP hoặc thị xã); huyện có huyện lỵ (thường là thị trấn). Huyện là một đơn vị hành chính có diện tích rộng nên không thể là “điểm dân cư” – một khu vực hẹp như thị trấn hoặc làng, xã. Vì vậy, việc ghi Tuyên Hóa là điểm dân cư hoàn toàn không phù hợp.
Việc ghi tên các điểm dân cư hoặc thị trấn trong bản đồ tỉ lệ 1:6.000.000 của Atlat cũng không rõ theo tiêu chí nào. Trong khi một số thị trấn nhỏ như Ba Đồn, Cầu Giát, An Lão… thể hiện rõ trên bản đồ thì nhiều thị trấn lớn hơn như Kỳ Anh, Phú Lộc, Vĩnh Điện, Vạn Ninh… lại không được ghi.
Sai nhiều tên sông
Về phần hệ thống sông, tại địa phận tỉnh Quảng Bình, Atlat có ghi S. Đại, S.Kiên. Tỉnh Quảng Bình có sông Kiến Giang và sông Đại Giang (còn có tên gọi là sông Long Đại) chảy qua huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh. Kiến Giang và Đại Giang đều là danh từ riêng chỉ tên sông mà xưa nay người dân vẫn gọi chứ không phải là sông Kiên hay sông Đại.
 Có lẽ người biên tập nghĩ giang là sông nên thay chữ giang bằng chữ sông chăng? Tương tự, ở tỉnh Quảng Trị không hề có sông nào mang tên Quảng Trị như Atlat ghi mà chỉ có sông Hiếu, sông Thạch Hãn, gặp nhau tại ngã ba Triệu Độ và đổ ra biển qua Cửa Việt.
 Nếu những sông nhỏ như Kiến Giang, Đại Giang vẫn được ghi vào bản đồ các hệ thống sông tỉ lệ 1: 6.000.000 của Atlat thì tại sao nhiều sông lớn hơn như Nguồn Nậy, Nguồn Son của sông Gianh, đặc biệt là sông Lam (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh), sông Hàn (Đà Nẵng), sông Hương (Thừa Thiên – Huế) vẫn vắng bóng?
Quên cảng biển quốc tế
Tuy xuất bản năm 2010 nhưng nhiều cơ sở quan trọng trong hệ thống GTVT đã hoạt động nhiều năm nay vẫn chưa được cập nhật trong Atlat. Về hệ thống cảng biển, Atlat ghi tên một số cảng rất nhỏ như Thuận An (Thừa Thiên – Huế), Kiên Lương (Kiên Giang), thậm chí cả cảng Nhật Lệ (Quảng Bình) không còn hoạt động.
 Thế nhưng, những người soạn Atlat đã quên nhiều cảng biển lớn khác, kể cả cảng biển quốc tế như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vân Phong (Khánh Hòa), Đồng Nai, Phú Mỹ, Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Đáng chú ý, Atlat mắc nhiều sai sót cơ bản như cảng Ba Ngòi nằm ở phía Nam TP Nha Trang nhưng ghi ở phía Bắc hoặc cảng biển Cần Thơ lại ghi là cảng sông.
 Một số tuyến vận tải quan trọng nối với các cảng biển quốc tế như Nha Trang, Ba Ngòi, Cần Thơ, Dung Quất, Nghi Sơn, Vũng Áng và một số sân bay dân dụng đã hoạt động như Đồng Hới (Quảng Bình), Chu Lai (Quảng Nam) cũng không thấy thể hiện trong Atlat.
 Thiết nghĩ, bản đồ hành chính cần được thể hiện đầy đủ và có nguyên tắc theo các quy định hành chính. Các bản đồ về giao thông, du lịch, công nghiệp, năng lượng, thương mại… – những ngành biến động theo thời gian – nên cần ghi năm xuất bản để biết. Do đó, cần có một cuộc kiểm chứng sâu rộng tất cả các lĩnh vực để bổ sung, điều chỉnh bảo đảm Atlat cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy cho người sử dụng.
 Theo: Laodong

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)