Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ban hành quy định về chuẩn chương trình đào tạo ĐH

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT va ban hành Thông tư s 17/2021/TT-BGDĐT quy đnh v chun chương trình đào to; xây dng, thm đnh và ban hành chương trình đào to các trình đ ca giáo dc ĐH.


Sinh viên trong l tt nghip ĐH

Với tiếp cận quản lý chất lượng đầu ra, thông tư được xem như một công cụ quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo. Các quy định của thông tư đã cập nhật những kinh nghiệm tốt về quản lý chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiệm cận với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chun đu ra phi phù hp vi khung trình đ quc gia

Trước tiên, thông tư yêu cầu việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo phải đảm bảo phù hợp với khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như chuẩn chương trình theo nhóm ngành, lĩnh vực. Quy định này giúp quản lý được chất lượng đào tạo đồng bộ, tránh tình trạng cùng một ngành ở cùng một trình độ đào tạo tại các trường khác nhau nhưng không đảm bảo những chuẩn mực chung tối thiểu để đào tạo ra nhân lực của ngành nghề đó.

Cụ thể, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phải rõ ràng, thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo.

Chuẩn đầu ra phải đảm bảo tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng ngóm ngành hoặc cùng lĩnh vực. Bên cạnh đó, phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác…

Còn chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo ĐH và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: Người học phải tốt nghiệp THPT hoặc trình độ tương đương.


Sinh viên hc nhóm ti thư vin trưng ĐH

Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ: Người học phải tốt nghiệp ĐH (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, người học phải tốt nghiệp ĐH hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập.

Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ: Người học phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp loại giỏi trình độ ĐH (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc trình độ tương đương trở lên); có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu.

Khi lưng hc tp đưc xác đnh bng s tín ch

Thông tư quy định, khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ. Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá.

Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.

Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của khung trình độ quốc gia Việt Nam. Cụ thể, chương trình đào tạo ĐH 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành. Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ ĐH thuộc cùng nhóm ngành. Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ ĐH thuộc cùng nhóm ngành. Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ ĐH thuộc cùng nhóm ngành.

Các cơ s giáo dc ĐH không ch minh bch chun đu ra cho các bên liên quan mà còn phi cung cp đưc minh chng ngưi tt nghip đt nhng chun đu ra mà cơ s giáo dc ĐH đã tuyên b vi ngưi hc và các bên liên quan cũng như toàn xã hi.

Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính – ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.

Theo Bộ GD-ĐT, với tiếp cận xuyên suốt theo hướng quản lý chất lượng đầu ra, việc “đánh giá đạt chuẩn đầu ra chương trình đào tạo” được xem là một yêu cầu mới đối với quản lý chất lượng đào tạo. Theo đó, các cơ sở giáo dục ĐH không chỉ minh bạch chuẩn đầu ra cho các bên liên quan mà còn phải cung cấp được minh chứng người tốt nghiệp đạt những chuẩn đầu ra mà cơ sở giáo dục ĐH đã tuyên bố với người học và các bên liên quan cũng như toàn xã hội.

Không những vậy, quản lý chuẩn đầu ra còn phải sử dụng kết quả đánh giá chương trình đào tạo để cải tiến chất lượng liên tục. Đây chính là triết lý chính của bảo đảm chất lượng mà các nhà giáo dục trên thế giới đang hướng đến, các nước có nền giáo dục tiên tiến đang áp dụng. Cách tiếp cận này sẽ là “cú hích” để cơ sở giáo dục ĐH thực hiện cải tiến chất lượng liên tục các chương trình đào tạo.

Những yêu cầu về quản lý chất lượng đầu ra trong quy định này cũng hỗ trợ cơ sở giáo dục ĐH xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng đồng bộ toàn trường để các chương trình đào tạo đều cùng hưởng lợi trong mô hình sinh thái đó.

Đáng chú ý, để đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở giáo dục ĐH, thông tư không quy định cụ thể theo hướng “cầm tay chỉ việc” mà quy định những yêu cầu cơ sở giáo dục ĐH cũng như các bên liên quan cần thực hiện trong mỗi nội dung công việc liên quan đến chất lượng các chương trình đào tạo.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)