Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Băn khoăn khi đưa tin học, giáo dục kinh tế và pháp luật vào xét tuyển

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa hai môn tin hc, giáo dc kinh tế và pháp lut vào xét tuyn ĐH t năm 2025 là phù hp khi Chương trình giáo dc ph thông 2018 có la hc sinh đu tiên thi tt nghip THPT, song nhiu trưng vn băn khoăn không biết cht lưng hc tp hai môn này ca các em có đm bo?

TS. Thái Doãn Thanh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TP.HCM) cho biết còn nhiều băn khoăn khi xét tuyển môn mới

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ dành cho lứa học sinh đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Lần đầu tiên ở kỳ thi này, Bộ GD-ĐT dự kiến bổ sung thêm hai môn tin học, công nghệ.

Dè dt xét tuyn môn mi

Dự kiến, theo lộ trình từ năm 2025 trở đi, học sinh thi tốt nghiệp THPT 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn, toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (gồm ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ nông nghiệp, công nghệ công nghiệp).

Thích ứng với những đổi mới này, một số trường ĐH đã bắt đầu điều chỉnh, bổ sung thêm các môn mới vào tổ hợp xét tuyển nhằm tạo thuận lợi và mở thêm sự lựa chọn cho học sinh. Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) là một trong những đơn vị sớm công bố thông tin tuyển sinh dự kiến áp dụng cho năm 2025. Theo đó, trong 4 tổ hợp trường áp dụng xét tuyển cho tất cả các ngành/chuyên ngành và tất cả các phương thức vào trường năm 2025, có 2 tổ hợp xét môn tin học, giáo dục kinh tế và pháp luật. Cũng năm 2025, thực hiện chủ trương của ĐH Quốc gia TP.HCM, trường dự kiến tuyển sinh 3 phương thức là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu); xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM (khoảng 40-60% tổng chỉ tiêu); xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (khoảng 30-50% tổng chỉ tiêu).

Nhà trường cho rằng phương án tuyển sinh năm 2025 được xây dựng nhằm chọn lọc những học sinh giỏi, đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với yêu cầu đào tạo và đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường lao động. Trường dự kiến sẽ công bố đề án tuyển sinh năm 2025 chi tiết trước tháng 2-2025. Trường hợp Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia TP.HCM ban hành quy chế tuyển sinh mới, trường sẽ cập nhật điều chỉnh lại phương án tuyển sinh đúng theo các quy định hiện hành.

Hai môn tin học, giáo dục kinh tế và pháp luật cũng được Trường ĐH Công thương TP.HCM dự kiến bổ sung vào phương án xét tuyển năm 2025. Tuy việc bổ sung thêm hai môn này phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng TS. Thái Doãn Thanh (Phó Hiệu trưởng nhà trường) vẫn bày tỏ băn khoăn: “Liệu chất lượng, kết quả học tập của học sinh ở hai môn này tại bậc phổ thông có đủ tin cậy để xét tuyển? Nếu kết quả kiểm tra đánh giá các môn này của học sinh mà đạt cao quá, trường sẽ cân nhắc có thể không xét tuyển nữa”. Ông Thanh cho rằng, điều này tương tự việc kết quả môn giáo dục công dân của học sinh tại các kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây rất cao; các mức điểm 8, 9, 10 nhiều và điểm trung bình cũng trên 8. “Nếu chỉ xét tuyển toàn học sinh đạt điểm 8, 9, 10 thì tính phân loại cũng không còn nữa”, ông Thanh đánh giá.

Mong các trưng ĐH công b sm phương thc tuyn sinh

Phía Sở GD-ĐT, không ít nơi cũng cùng chung lo lắng. ThS. Huỳnh Thanh Lộc (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ) chia sẻ: “Với hai môn tin học, giáo dục kinh tế và pháp luật, điều chúng tôi băn khoăn là phương thức kiểm tra đánh giá ở quá trình học và thi tốt nghiệp khác nhau. Thi tốt nghiệp THPT bằng phương thức trắc nghiệm nhưng kiểm tra đánh giá định kỳ trong quá trình học phổ thông thì ngược lại. Điều này có thể tạo “độ vênh” nhất định giữa kết quả học tập và kết quả thi tốt nghiệp THPT ở các em”.

Trong ý kiến nêu thêm, ông Lộc mong muốn các trường ĐH công bố sớm đề án tuyển sinh hoặc những thông tin dự kiến tuyển sinh năm 2025 để học sinh, giáo viên chủ động hơn trong việc ôn tập, chuẩn bị. Ông cho biết, hiện nay học sinh lớp 12 tại địa phương chọn học 3 môn khoa học tự nhiên chiếm khoảng 40% nhưng khi khảo sát về môn thi tốt nghiệp thì 30% trong số đó lại chọn môn khoa học xã hội. Ông dự đoán, việc lựa chọn này do suy nghĩ chọn môn xã hội để dễ đạt điểm cao nhằm phục vụ xét tuyển.

Đồng quan điểm, ông Phạm Phương Bình (Phó Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên – Chuyên nghiệp và ĐH, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, năm nay không chỉ các trường ĐH mà cả ngành giáo dục, học sinh, phụ huynh đều lo lắng. Bởi đây là năm đầu tiên thi chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện nay, lo nhất là các tổ hợp tuyển sinh ĐH có phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không?

Chính vì vậy, ông Bình cho rằng, ngay từ đầu năm khi khai giảng và cả hiện nay, công tác chuẩn bị đã được triển khai thực hiện.

Vit Ngân

Bình luận (0)