Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Băn khoăn về dự thảo vị trí việc làm trong trường phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

Vic đưa Hi đng trưng vào h thng trưng công lp có v dư tha; quy đnh cơ cu sng giáo viên trên s hc sinh, duy trì xếp hng giáo viên chưa phù hp…


Theo nhiu giáo viên, vic duy trì xếp hng giáo viên có th s kéo theo nhiu h ly, khiến cho vic đi mi giáo dc thiếu thc cht (nh minh ha)

Đây là những băn khoăn được nhiều giáo viên nêu ra khi đọc Dự thảo thông tư hướng dẫn vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ GD-ĐT ban hành mới đây.

Thành lp Hi đng trưng, duy trì xếp hng giáo viên

Dự thảo quy định các cơ sở giáo dục công lập bao gồm tiểu học, THCS và THPT sẽ có 3 vị trí lãnh đạo, quản lý là chủ tịch Hội đồng trường, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Với giáo viên, quy định 3 vị trí giáo viên hạng I, II, III. Đặc biệt, lần đầu tiên dự thảo quy định rõ về vị trí viên chức tư vấn trường học với mỗi trường 1 giáo viên trong trường hợp đủ biên chế. Về định mức số người làm việc, dự thảo quy định mỗi trường có 1 chủ tịch Hội đồng trường là quản lý hoặc giáo viên kiêm nhiệm. Ở bậc tiểu học, trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày ở vùng 1 là 1,5 giáo viên/25 học sinh; 1,5 giáo viên/30 học sinh ở vùng 2 và 1,5 giáo viên/35 học sinh ở vùng 3. Với trường tiểu học dạy 1 buổi/ngày, quy định 1,2 giáo viên/25 học sinh ở vùng 1; 1,2 giáo viên/30 học sinh ở vùng 2 và 1,2 giáo viên/35 học sinh ở vùng 3. Còn với trường tiểu học có số học sinh cao hơn quy định tối đa về số học sinh/lớp theo Điều lệ nhà trường thì UBND tỉnh/thành phố quyết định định mức giáo viên song tối thiểu phải đảm bảo theo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp với trường dạy 2 buổi/ngày và 1,2 giáo viên/lớp với trường dạy 1 buổi/ngày. Ở bậc THCS, trường THCS vùng 1 được bố trí 1,9 giáo viên/35 học sinh; vùng 2 được bố trí 1,9 giáo viên/40 học sinh và 1,9 giáo viên/45 học sinh tại vùng 3. Đối với trường có số học sinh cao hơn quy định tối đa về số học sinh/lớp theo Điều lệ nhà trường thì UBND tỉnh/thành phố quyết định định mức giáo viên phù hợp, tối thiểu phải đảm bảo tỷ lệ 1,9 giáo viên/lớp. Ở bậc THPT, trường vùng 1 được bố trí 2,25 giáo viên/35 học sinh; trường vùng 2 là 2,25 giáo viên/40 học sinh; trường vùng 3 là 2,25 giáo viên/45 học sinh; trường nội trú là 2,40 giáo viên/45 học sinh; với trường chuyên thì lớp chuyên được bố trí 3,1 giáo viên/35 học sinh, các lớp không chuyên được áp dụng theo vùng. Trong khi đó, với trường THPT có số học sinh cao hơn quy định tối đa về số học sinh/lớp theo Điều lệ nhà trường học thì UBND tỉnh/thành phố quyết định định mức giáo viên phù hợp, tối thiểu đảm bảo tỷ lệ 2,25 giáo viên/lớp.

Có đi ngưc vi ch trương đi mi giáo dc?

ThS. Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) cho rằng dự thảo hướng dẫn vị trí việc làm của Bộ GD-ĐT có một số nội dung khác so với Luật Giáo dục 2019, cần hoàn chỉnh hơn. Trước tiên, với việc đưa Hội đồng trường vào hệ thống trường công lập có vẻ dư thừa. Thành viên Hội đồng trường rất đa dạng, tuy nhiên lại quy định chủ tịch phải là cán bộ quản lý hoặc giáo viên? Nếu giáo viên là chủ tịch Hội đồng trường thì sao, tiêu chuẩn gì để một giáo viên là chủ tịch Hội đồng trường? Cần quy định rõ giữa chủ tịch Hội đồng trường và hiệu trưởng – ai là người đứng đầu đơn vị?

Nhiu giáo viên cũng cho rng vic B GD-ĐT tiếp tc duy trì xếp hng giáo viên trong d tho v trí vic làm gn như đi ngưc vi đi mi giáo dc, bi có th to ra “cuc đua” ngm đ đưc thăng hng.

Hội đồng trường hoạch định tầm nhìn, chiến lược phát triển nhà trường, như vậy khi hiệu trưởng làm sai thì ai là người chịu trách nhiệm? Ngoài ra, dự thảo chưa đề cập về chế độ chính sách, đãi ngộ liên quan đến chức danh này. Thứ hai, việc dự thảo quy định cơ cấu số lượng giáo viên trên số học sinh xem ra khác hoàn toàn số giáo viên trên một lớp. Trong khi khuynh hướng của kiểm định đánh giá ngoài, tiến tới trường đạt chuẩn quốc gia, không quá 35 học sinh/lớp, dẫn đến mất cân đối nhân sự và hao tốn ngân sách rất lớn. Lấy ví dụ, Trường THPT A. tại TP.HCM có 1.215 học sinh, trường đạt chuẩn quốc gia, như vậy có 40 lớp – mỗi lớp hơn 30 học sinh. Nếu 45 học sinh cần 2,25 giáo viên thì trường A. phải có 61 giáo viên. Nếu 40 lớp, mỗi lớp cần 2,25 giáo viên thì trường A. phải có 90 giáo viên. Như vậy, 61 giáo viên phải gánh thêm phần việc của 30 người còn lại, tất nhiên rất mệt, rất đuối…, ngân sách để trả cho việc tiết trội lên hàng tỷ đồng, trong khi ngân sách rót tính trên tổng số học sinh toàn trường. Thứ ba, dự thảo đề cập đến vị trí việc làm của nhân viên tư vấn học đường. Đây là điều rất cấp bách, đúng đắn bởi tư vấn học đường là một bộ phận rất cần thiết, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19. Dù vậy, dự thảo lại quy định mỗi trường chỉ cho 1 biên chế liệu có đáp ứng tốt không? Tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ ra sao?

“Nếu tốt nghiệp ĐH ngành tâm lý mà về trường lãnh lương theo hệ số nhân viên thì có lẽ không tuyển dụng được. Còn nếu phân công giáo viên kiêm nhiệm thì hiệu quả không cao. Tư vấn học đường không chỉ đơn thuần là cho có mà phải xem đây là một loại hình giáo dục cần đầu tư đúng chất. Chẳng hạng người tư vấn phải ăn nói có duyên, cuốn hút, có chuyên môn, nghiệp vụ. Chế độ chính sách phải rõ ràng để họ sống được mà toàn tâm cho công việc. Nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất để thu hút học sinh. Thậm chí, không phải chỉ cần 1 nhân viên mà tùy theo sự việc lại cần người tư vấn sao cho phù hợp”, ông Phú phân tích. Đặc biệt, ông Phú chỉ rõ, vấn đề nâng hạng giáo viên cần phải xem xét lại khi dự thảo chưa đề cập rõ. Quỹ lương của đơn vị là cố định, nếu nâng hạng thì ngân sách khó đảm bảo trả lương. Tới đây nhà nước sẽ trả lương theo vị trí việc làm thì việc nâng hạng có còn phù hợp không?

Cùng chung băn khoăn, nhiều giáo viên cũng cho rằng việc Bộ GD-ĐT tiếp tục duy trì xếp hạng giáo viên trong dự thảo vị trí việc làm gần như đi ngược với đổi mới giáo dục, bởi có thể tạo ra “cuộc đua” ngầm để được thăng hạng. “Nhiều năm qua, việc thăng hạng giáo viên đã tạo ra nhiều bất cập. Giáo viên phải chạy theo việc nâng hạng với quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Trong khi đó, đổi mới giáo dục không nằm ở việc thăng hạng mà thuộc về tư duy đổi mới, sự sáng tạo của giáo viên. Do vậy, nếu tiếp tục duy trì chia hạng giáo viên sẽ kéo theo nhiều hệ lụy”, một giáo viên tiểu học tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) bày tỏ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)