Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Băn khoăn với một bài học môn lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

Qua nm bt vic hc ca con đang hc lp 10, tôi nhn thy sách giáo khoa lch s 10 b Cánh diu có s đi mi ln so vi cách hc môn này trưc đây. Tôi không có đ d liu đ đánh giá kết qu ca vic đi mi này như thế nào, nhưng góc đ mt ph huynh và mt ngưi có quan tâm đến môn lch s, tôi có nhiu băn khoăn vi chương trình và kiến thc.


Sách lch s 10 b Cánh diu

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin chỉ nói về sách lịch sử lớp 10.

Khung chương trình đi khác nhiu

Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 bộ Cánh diều có 7 chủ đề với 17 bài, bao gồm: Chủ đề 1: Lịch sử và sử học (bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống); Chủ đề 2: Vai trò của sử học (bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác; bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại); Chủ đề 3: Một số nền văn minh thế giới thời kỳ cổ – trung đại (bài 5: Khái niệm văn minh; bài 6: Một số nền văn minh phương Đông; bài 7: Một số nền văn minh phương Tây); Chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới (bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kỳ cận đại; bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kỳ hiện đại); Chủ đề 5: Văn minh Đông Nam Á (bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ – trung đại; bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ – trung đại); Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) (bài 12: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc; bài 13: Văn minh Chăm Pa, văn minh Phù Nam; bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt; bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt); Chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam; bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam).

Tôi đồng thời tìm hiểu sách giáo khoa môn học này cùng bộ Cánh diều ở lớp 11 và 12, cũng xây dựng thành các chủ đề. Theo đó, lớp 11 có 6 chủ đề với 13 bài, gồm: Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay; Chủ đề 3: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á; Chủ đề 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945); Chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858); Chủ đề 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Còn lớp 12 thì có 6 chủ đề với 16 bài, gồm: Chủ đề 1: Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh; Chủ đề 2: ASEAN: những chặng đường lịch sử; Chủ đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay); Chủ đề 4: Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; Chủ đề 5: Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận – hiện đại; Chủ đề 6: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam.

Mt s nhn xét v chương trình

Phải nói rằng, sách giáo khoa mới được biên soạn khá khoa học và chặt chẽ, ít nhất là về mặt hình thức. Từng cuốn sách đều có hướng dẫn sử dụng sách, lời nói đầu ở phần đầu sách và bảng giải thích thuật ngữ, bảng tra cứu địa danh/tên riêng nước ngoài ở cuối sách. Từng bài đều có mục tiêu của bài học mà người soạn sách muốn học sinh hướng đến (đạt đến), có các câu hỏi gợi ý, hình ảnh minh họa, yêu cầu vận dụng… (có đến 10 mục cho từng bài như thế). Ngay cả việc có phần tra cứu tên riêng nước ngoài cho thấy tinh thần hội nhập thực sự, tránh kiểu soạn trước đây chỉ dùng từ phiên âm hoặc đã được Hán – Việt hóa, lúc cần đối chiếu với các văn bản, tài liệu khác thì gặp rất nhiều khó khăn.


Câu chuyn “Thôi Tr giết vua”  phn “Tư liu” ca sách

Về khung chương trình, 3 năm học THPT, học sinh học khoảng gần 50 bài, cho toàn bộ kiến thức về lịch sử thế giới là khá mỏng, không buộc các em phải nhớ quá nhiều. Điều này cho thấy, cách dạy lịch sử theo các sự kiện và diễn trình thời gian (các sự kiện từ xa đến gần, có kết hợp với tổng kết, đánh giá từng giai đoạn, thời kỳ), theo không gian (thế giới và Việt Nam, các vùng miền, khu vực trong nước) đã được thay đổi theo các chủ đề (với gần 20 chủ đề) về thế giới và Việt Nam đan xen nhau, kết hợp giữa sự kiện với các nhận định, đánh giá… Cách dạy này khắc phục việc buộc học sinh phải nhớ nhiều sự kiện; bản thân các sự kiện được nêu trong sách mới cũng không quá nặng nề về chi tiết (thời gian, địa điểm, nhân vật…). Tư duy của học sinh theo cách học mới sẽ thiên về nhìn nhận vấn đề, khái quát, đánh giá chứ ít phải học thuộc lòng sự kiện hay nắm bắt các yếu tố cụ thể. Đó là những ưu điểm.

Tuy nhiên, các học sinh bắt đầu bậc THPT vốn đã quen với cách dạy cũ, hệ thống kiến thức của sách giáo khoa cũ đã được bố trí cho đến hết bậc THCS, vậy liệu có bị hẫng về mặt phương pháp, về kiến thức? Nếu học sinh học liền mạch của một bộ sách với khung chương trình từ lớp 1 đến lớp 12 thì có thể nói là liền lạc, nhưng việc các em học “xen” nửa chừng thì đã được những người soạn sách và các nhà quản lý tính đến? Hay việc ít sử dụng yếu tố thời gian cho các sự kiện thì khả năng lĩnh hội kiến thức liệu có bị hạn chế; chẳng hạn: Khi nói đến nền văn minh Ai Cập hay văn minh Phù Nam đều không có thông tin về thời gian ra đời và kết thúc… Hoặc việc xây dựng nội dung theo hướng lịch sử văn minh gắn với các mốc giai đoạn rất lớn nên việc khái quát kiến thức gặp những khập khiễng về mặt logic; chẳng hạn, nói về văn minh Đại Việt (bài 15), thành tựu về chính trị rất chung chung, khác nhiều so với thành tựu về mặt luật pháp (vốn nêu được nhiều bộ luật nổi tiếng)…

Băn khoăn vi mt bài hc

Tôi chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ tất cả các nội dung trong sách lớp 10 nhưng qua nghiên cứu bài 1, có thể nêu một số nhận xét sau:

Đây là một bài hay, cung cấp cho học sinh một số kiến thức và gợi ý tư duy rất tích cực về nhiều vấn đề liên quan đến hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành thói quen về sự quan tâm, tìm hiểu lịch sử cũng như tác động đến việc vận dụng khoa học lịch sử vào hoạt động thực tiễn sau này. Dĩ nhiên, phải gắn với cách giảng dạy phù hợp.

Tuy nhiên, có một bài học mà tôi thấy rất băn khoăn, không chỉ nội dung mà còn ở phương pháp tiếp cận. Đó là câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” ở phần “Tư liệu” (trang 8). Chuyện này là một điển tích nổi tiếng được nêu trong “Sử ký Tư Mã Thiên, Đông Chu liệt quốc” và nhiều tài liệu khác, đề cao tính trung thực của người viết sử. Câu chuyện rất hay, rất có giá trị và là một trong những khẳng định về nguyên tắc viết sử. Dù vậy, chỉ đưa bao nhiêu đó mà không giải thích đầy đủ thì có thể phát sinh nhiều điều không hay. Chẳng hạn, học sinh có thể sẽ hoàn toàn tin câu chuyện này và sẽ phản bác những luận điểm về nghiên cứu lịch sử khác ở nước ta khi còn gắn với tính đảng, tính giai cấp… Tức là, trên tinh thần phục vụ cuộc sống, xã hội (phục vụ chính trị, bảo đảm có lợi ích nhất cho đất nước), sử học có thể chưa viết đầy đủ về một số sự kiện nào đó, một số nhân vật nào đó theo những điều kiện lịch sử cụ thể. Thí dụ, trong thời kỳ kháng chiến, chúng ta không thể “nói lại” về một số nhân vật thân Pháp nhưng có một số đóng góp nhất định về mặt văn hóa; nay điều kiện xã hội cởi mở hơn thì có thể tìm hiểu thêm về những khía cạnh khác của nhân vật đó… Do đó, tôi nghĩ rằng những người soạn sách giáo khoa môn lịch sử cần thực sự tìm hiểu và rà soát tổng thể chương trình, nội dung của môn học, nhằm bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả!

Trúc Giang

Bình luận (0)