Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Bán lẻ sẽ đi vào khuôn khổ

Tạp Chí Giáo Dục

Dự thảo nghị định về hoạt động bán lẻ hàng hóa đã được Bộ Công Thương chấp bút và đang trong giai đoạn lấy ý kiến các đối tượng liên quan, được kỳ vọng sẽ mang lại khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho hoạt động quan trọng này.

Bán lẻ vào quy hoạch
Theo dự thảo nghị định, hoạt động bán lẻ sẽ được thống nhất quản lý trên toàn quốc, và dựa trên cơ sở rất quan trọng là quy hoạch bán lẻ, bao gồm quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch cấp vùng/tỉnh.
Theo dự thảo nghị định, hoạt động bán lẻ sẽ được thống nhất quản lý trên toàn quốc.

Việc lập quy hoạch cơ sở bán lẻ phải đảm bảo các nguyên tắc như đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và của địa phương; phù hợp với mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông công cộng; phù hợp với cơ sở hạ tầng và cho phép sử dụng phương tiện bốc dỡ hàng hóa; bảo đảm phát triển bền vững, phù hợp với tốc độ tăng dân số, nhu cầu hàng hoá; phù hợp với xu hướng phát triển của của các loại hình tổ chức bán lẻ…

Dự thảo quy hoạch cũng phải được công bố trong thời gian ít nhất 12 tháng đối với cấp quốc gia, 6 tháng đối với cấp tỉnh trước khi có hiệu lực thực hiện.
Về trách nhiệm xây dựng quy hoạch cơ sở bán lẻ, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ khác để xây dựng quy hoạch cơ sở bán lẻ cấp quốc gia. Trên cơ sở quy hoạch được công bố, Bộ sẽ hướng dẫn ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng quy hoạch cấp tỉnh tại địa phương.
Chuẩn hóa quy định ENT
Liên quan đến hoạt động bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài, dự thảo nghị định đã chi tiết hóa các quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), một trong những vấn đề được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất.
Cụ thể, việc thành lập cơ sở bán lẻ của mọi thương nhân bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện theo thủ tục quy định tại nghị định này và phải phù hợp với quy hoạch của địa phương nơi dự định lập cơ sở bán lẻ.
Luật hóa bán hàng qua mạng Internet
Bán hàng qua mạng Internet là hình thức bán hàng mà người mua hàng có thể thực hiện đặt hàng, giao kết hợp đồng trực tuyến bằng các thao tác được lập trình.
Thương nhân duy trì website để bán hàng của mình hoặc người khác qua mạng Internet phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
Website thương mại điện tử phải cung cấp đầy đủ thông tin về thương nhân, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu.
Những thông tin này phải đáp ứng các điều kiện như rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu; được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến; có khả năng lưu trữ, in ấn và hiển thị được về sau; được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
Việc thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xem xét trên theo các tiêu chí: số lượng cơ sở bán lẻ; sự ổn định của thị trường; và mật độ dân cư.
Chi tiết hơn, dự thảo quy định số lượng cơ sở bán lẻ được xem xét trên cơ sở số lượng của toàn bộ các cửa hàng; số lượng các cửa hàng cùng cấp độ, số các cửa hàng kinh doanh cũng lĩnh vực hàng hóa; và số lượng các chợ và cửa hàng của thương nhân có quy mô vừa và nhỏ đang tồn tại trong một khu vực địa lý ở các cấp độ là thành phố, thị xã, thị tứ, thị trấn.
Số lượng cơ sở bán lẻ cũng phải được xem xét trên cơ sở cấp độ địa giới hành chính và kết hợp với tiêu chí về mật độ dân cư.
Một yếu tố khác là sự ổn định của thị trường cũng được xem xét trong việc cấp phép cơ sở bán lẻ mới, theo đó sự ổn định của thị trường cần phải xem xét đến ảnh hưởng của một cửa hàng bán lẻ nếu được thành lập đối với các cửa hàng đang tồn tại có kinh doanh lĩnh vực ngành hàng tương tự trong cùng một khu vực thị trường địa lý, ở các cập độ là thành phố, thị xã, thị tứ, thị trấn.
Đặc biệt, tại các địa phương sẽ có hội đồng kiểm tra nhu cầu kinh tế được thành lập để xác định sự phù hợp của việc lập một cơ sở bán lẻ đối với các điều kiện lập cơ sở bán lẻ. Kết quả làm việc của hội đồng phải được ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và gửi đến Bộ Công Thương để lấy ý kiến chấp thuận.
Với các quy định như vậy, ENT rõ ràng vẫn là một rào cản đáng kể cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia thị trường bán lẻ, ít nhất là trên phương diện thủ tục.
Nguồn: VNECONOMY

Bình luận (0)