Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bàn thêm về từ đồng âm và từ đa nghĩa

Tạp Chí Giáo Dục

Bài viết “Hc t đng âm và t nhiu nghĩa” trên Báo Giáo dc TP.HCM (ra ngày 3-7) đã giúp cho giáo viên và hc sinh có thêm nhiu kiến thc v hai hin tưng, hai loi t trong t vng tiếng Vit là t đng âm và t nhiu nghĩa/đa nghĩa (T đây xin đưc s dng tên gi: đa nghĩa thay cho nhiu nghĩa đ đm bo tiêu chí đng b thut ng trong ngôn ng hc).

Hc sinh THCS hc văn qua hot đng sân khu hóa tác phm văn hc (nh minh ha). Ảnh: N.Quang

Bài viết đã cung cấp một hệ thống các ví dụ thú vị và phong phú, cùng mạch lý luận thấu đáo, chặt chẽ và logic. Trên cơ sở lĩnh hội, thủ đắc và vận dụng khéo léo các ngữ liệu ấy, học sinh có thể diễn đạt thú vị cả trong giao tiếp lẫn trong làm văn; đồng thời qua đó thầy và trò có thể cảm nhận và tự hào về sự phong phú của tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có ít nhiều băn khoăn về một nhận xét trong phần kết của bài viết.

Chúng tôi hoàn toàn nhất trí khi mở đầu bài viết, tác giả đã khẳng định và phân biệt một cách tương đối rạch ròi hai loại đơn vị đồng âm và đa nghĩa: “Từ đồng âm là một hiện tượng phổ biến của gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, là hiện tượng một vỏ ngữ âm (cái biểu đạt) có nhiều ý nghĩa (cái được biểu đạt) khác nhau, không liên quan gì với nhau. Còn từ nhiều nghĩa là hiện tượng cùng một hình thức ngữ âm nhưng diễn đạt những nội dung khác nhau nhưng có sự liên hệ nhất định nào đó”.

Nhưng đến cuối bài viết, bỗng dưng tác giả lại kết luận: “Như vậy, có nhiều trường hợp một từ mang nhiều nghĩa. Đó chính là hiện tượng đồng âm và đa nghĩa”.

Khái nim đng âm và đa nghĩa

Trước tiên, có lẽ nên nhắc lại khái niệm về hai loại từ trên, đã được xác nhận trong sách giáo khoa hoặc từ điển: Kiến thức sơ yếu về từ đồng âm được dạy trong bài “Từ đồng âm” ở tuần 11, chương trình THCS lớp 7 [Ngữ văn 7, tập 1, trang 135] ở phần ghi nhớ nêu rõ: “Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau”. Từ điển tiếng Việt của nhóm Hoàng Phê cũng giải nghĩa: “Từ đồng âm: Từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa. “Đường” (để ăn) và “đường” (để đi) là hai từ đồng âm” [trang 1.036]. Như vậy, đồng âm là hiện tượng diễn ra giữa ít nhất hai từ trở lên, chứ không phải trong nội bộ một từ; và về ngữ nghĩa, các từ ấy thường là đơn nghĩa.

Trong lúc đó, từ đa nghĩa thì chỉ là một từ, xét về mặt ngữ nghĩa thì nó bao gồm từ 2 nghĩa trở lên, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đó bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau (sách giáo khoa lớp 5).

Đa nghĩa là một hiện tượng phổ quát, xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chứ không riêng gì trong tiếng Việt. Như trong tiếng Anh, có tài liệu thống kê các động từ đa nghĩa đã nêu: từ strike có 250 nghĩa, từ fall có 264 nghĩa, put: 268 nghĩa, turn: 288 nghĩa, get: 289 nghĩa, stand: 334 nghĩa, go: 368 nghĩa, run: 396 nghĩa… và “khủng” nhất là từ set có đến 464 nghĩa khác nhau!

Trong từ vựng tiếng Việt, không có từ nào nhiều nghĩa “khủng” như vậy. Từ điển tiếng Việt đã ghi nhận một số từ đa nghĩa là: từ chạy có 12 nghĩa, từ làm: 12 nghĩa, từ ăn: 13 nghĩa, từ đi có 18 nghĩa…

Phân bit các đơn v đng âm và đa nghĩa

Như vậy, điều cốt yếu khi phân biệt hai loại đơn vị này mà người sử dụng tiếng Việt cần phải nắm rõ, là sự khác biệt giữa một bên là khảo sát nhiều từ (từ đồng âm), còn bên kia là chỉ khảo sát một từ duy nhất (từ đa nghĩa). Trong chương trình luyện từ và câu cấp tiểu học có bài Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở lớp 5 hướng dẫn học sinh biết cách phân biệt hai loại từ này qua các ví dụ và bài tập.

Các cuốn từ điển tiếng Việt hiện hành cũng đều phân biệt rõ hai loại từ trên, nhưng hình như nhiều người khi sử dụng không lưu ý đến quy ước sử dụng từ điển “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, dẫn đến tác hại phạm lỗi nhầm lẫn hai loại từ như nêu trên. Xin nhắc lại một số quy ước thường được kê ở phần “Nội dung và cấu tạo” trong phần đầu các cuốn từ điển tiếng Việt: “Đơn vị mục từ là từ…”; “Mỗi đơn vị đồng âm là một mục từ”; “Những đơn vị đồng âm có mối quan hệ nguồn gốc – ngữ nghĩa tương đối rõ thì… đều được xếp chung vào trong một mục từ…, theo một thứ tự căn cứ vào quan hệ chuyển nghĩa”; “Các nghĩa của một đơn vị đa nghĩa được đánh số bằng chữ số Ả Rập 1, 2, 3…, [Từ điển tiếng Việt (1995), Hoàng Phê chủ biên, trang XI-XII]. Đến đây có thể thấy kết luận của tác giả trong bài báo vừa nêu là chưa thỏa đáng, còn chút nhầm lẫn: “Như vậy, có nhiều trường hợp một từ mang nhiều nghĩa. Đó chính là hiện tượng đồng âm và đa nghĩa”.

Cần khẳng định một cách chắc chắn rằng: một từ mang nhiều nghĩa chính là từ đa nghĩa, chứ không bao giờ có thể là từ đồng âm; mặc dù có trường hợp cụ thể một từ vừa là từ đồng âm lại vừa là từ đa nghĩa. Ví dụ như bài luyện tập ở trang 82, sách Tiếng Việt 5, tập 1 (xem thêm /dong-am-hay-nhieu-nghia.htm) đã khảo sát từ “chín” trong các ngữ liệu: Lúa ngoài đồng đã chín(1) vàng. Nghĩ cho chín(2) rồi hãy nói. Tổ em có chín(3) học sinh. Trong đó, chín(1) và chín(2) chỉ là một từ đa nghĩa được sử dụng 2 lần với 2 nét nghĩa có quan hệ phái sinh với nhau (chín(1) dùng nghĩa gốc, chín(2) dùng nghĩa chuyển/ nghĩa phái sinh) trong 2 ngữ cảnh khác nhau; còn chín(3) là từ đồng âm với chín(1,2).

Cuối cùng, cũng xin nhấn mạnh rằng, bài viết “Học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” mà tác giả đã rất tỉ mỉ dụng công tạo lập là một tài liệu tham khảo hết sức bổ ích đối với giáo viên và học sinh. Chút nhầm lẫn nêu trên không hề làm giảm bớt phần nhỏ nào dung lượng kiến thức, giá trị khoa học và tính giáo dục của bài viết. Tuy nhiên, với ý thức cầu toàn học hỏi của người giảng dạy khoa học ngôn ngữ, chúng tôi xin phép được góp bàn đôi thiển ý như trên, mong nhận được sự trao đổi của tác giả, các đồng nghiệp và bạn đọc gần xa, ngõ hầu cho vấn đề này thêm sáng rõ và hoàn thiện.

Đ Thành Dương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)