Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Bàn về sân khấu hóa tác phẩm văn học

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, ti Trưng THPT chuyên ngoi ng – Trưng ĐH Ngoi ng (ĐHQG Hà Ni) din ra hot đng sân khu hóa tác phm văn hc ca hc sinh. Đây là hot đng truyn thng ca nhà trưng, nhưng cũng lâu ri mi có mt đêm như thế – 14 tiu phm trình din liên tc trong hơn 5 gi.


Mt tiết mc sân khu hóa trong chương trình

Các tác phẩm văn học lần lượt được thể hiện sinh động qua một kênh khác – kênh nghe nhìn. Vẫn là những tư tưởng, thông điệp nhân văn từ các tác phẩm văn học, nhưng chúng tác động đến người xem bằng con đường khác, có thể coi đó là một cách đọc khác. Đây là kết quả biên kịch, dàn dựng, biểu diễn các tác phẩm được chuyển thể từ văn học. Nhiều tác phẩm trong sách giáo khoa ngữ văn đã được học sinh chuyển thể như: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Tấm lòng người mẹ (trích Những người khốn khổ), Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh), Ra-ma buộc tội (Sử thi Ấn Độ), Mắc mưu Thị Hến (tuồng cổ), Chí Phèo (Nam Cao), Thị Mầu (Chèo Quan âm Thị Kính)… Nhà văn Sương Nguyệt Minh xúc động xem học sinh thể hiện truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của mình sang kịch nói. Ông khẳng định, qua hoạt động này càng thấy cách học văn ngày nay rất khác thời ông đi học. NSND Xuân Bắc vừa khen ngợi, đánh giá cao năng lực của học sinh, vừa chỉ ra những nguyên tắc khác biệt cần chú ý giữa sân khấu và tác phẩm văn học. Anh cho rằng cần tạo ra trên sân khấu hình tượng của chính người diễn mới sáng tạo và hấp dẫn, đừng vay mượn người khác, kể cả biên kịch, đạo diễn, biểu diễn và trang phục. Điều NSND Xuân Bắc yêu cầu trong sân khấu cũng giống như yêu cầu tạo ra bài văn của chính học sinh, không vay mượn, sao chép từ văn người khác. Về phần mình, tôi nghĩ để sân khấu hóa tác phẩm văn học thành công, cần chú ý trước hết việc lựa chọn tác phẩm văn học được chuyển thể, những tác phẩm có kịch tính cao thể hiện qua tình huống, mâu thuẫn, nhân vật, hành động và lời thoại. Tiếp đến cần biên kịch một cách sáng tạo, tránh những kịch bản đã có sẵn (giống như văn mẫu) và cuối cùng phải biểu diễn có cá tính mà vẫn giữ được bản chất của hình tượng nhân vật.

Sân khấu hóa tác phẩm là một hình thức dạy học ngữ văn nhằm đa dạng hóa việc tổ chức dạy tác phẩm văn học. Với hình thức này, học sinh được tham gia trực tiếp nhiều công việc, tự làm ra các sản phẩm sân khấu của mình. Hình thức này sẽ góp phần thay đổi cách học, giúp các em ham thích học văn và khuyến khích sự sáng tạo. Tuy nhiên, trong chương trình 2018, sân khấu hóa tác phẩm văn học cũng chỉ là một hình thức chuyên đề học tập, dành cho những học sinh có thiên hướng, năng lực và sở thích về lĩnh vực sân khấu.

Với nhà trường phổ thông, bình thường hình thức sân khấu hóa có quy mô hoành tráng chỉ phù hợp với chương trình ngoại khóa, một hoặc vài năm tổ chức một lần. Sở dĩ như thế vì để thực hiện hoạt động này cần chuẩn bị rất công phu, thậm chí tốn kém, không đơn giản; hơn nữa nó không thể thay cho nhiệm vụ chính của giờ học ngữ văn là dạy cách đọc hiểu, phân tích, cảm thụ; cách khám phá, đánh thức những con chữ đang ngủ vùi trong văn bản ngôn từ. Trong dạy đọc hiểu hàng ngày cũng có thể áp dụng sân khấu hóa, nhưng do thời gian có hạn, lại phải tập trung vào văn bản ngôn từ là chính, vì thế chỉ nên vận dụng dưới dạng hoạt cảnh minh họa hơn là xây dựng tiểu phẩm. Việc đánh giá chuyên đề học tập ở lớp 10 với những học sinh đăng ký tiến hành bình thường như tài liệu đã hướng dẫn, trong đó có những tiết học cuối chuyên đề phải báo cáo kết quả sân khấu hóa.

Với một số tác phẩm văn học có chứa những chi tiết nhạy cảm, cần hướng dẫn học sinh chú ý khi tiến hành sân khấu hóa. Một mặt vừa phải chú ý tránh những chi tiết, sự việc, nội dung nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục tư tưởng, lối sống; mặt khác vừa phải tận dụng các nội dung nhạy cảm có thể thực hiện được để lồng ghép giáo dục giới tính, nhất là với học sinh THPT sắp bước vào cuộc sống. Vấn đề là phải có trình độ để biết điểm dừng, mức độ và đặc biệt là cách thức thể hiện các nội dung nhạy cảm chứ không phải là nên hay không. Cũng là nội dung nhạy cảm, nhưng biết cách thể hiện, biết dừng đúng độ, đúng mức thì vẫn tốt; thậm chí có tác dụng tích cực. Vì thế, khi đánh giá một nội dung được coi là nhạy cảm trong việc sân khấu hóa cần phải xem xét cụ thể, trực tiếp mức độ và cách thức thể hiện nội dung ấy trên sân khấu thế nào mới là quan trọng. Trong một số tiết mục sân khấu hóa của trường THPT ngoại ngữ Hà Nội vừa qua, các chi tiết nhạy cảm (tiêu biểu nhất là cảnh Chí Phèo trong đêm trăng ở vườn chuối ven sông) đều đã được xử lý khá tốt.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Bình luận (0)