Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Bằng chứng về hành tinh bí ẩn quay quanh Mặt Trời

Tạp Chí Giáo Dục

Hệ Mặt Trời có thể bao gồm hành tinh thứ 9 khổng lồ nặng gấp 5.000 lần Diêm Vương Tinh.

bang-chung-ve-hanh-tinh-bi-n-quay-quanh-mat-troi

Hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời có thể chứa nhiều khí,

tương tự Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Konstantin Batygin và Mike Brown, hai nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ, công bố bằng chứng về sự tồn tại của hành tinh mới nặng gấp 10 lần Trái Đất, có bầu khí quyển chứa đầy khí hydro và heli. Hành tinh này mất từ 10.000 đến 20.000 năm để quay một vòng quanh Mặt Trời.

Theo Science, hành tinh thứ 9 bí ẩn chuyển động trên quỹ đạo xa hơn 20 lần khoảng cách trung bình từ sao Hải Vương tới Mặt Trời. Các nhà khoa học không trực tiếp quan sát được hành tinh thứ 9, nhưng họ tin chắc nó tồn tại dựa vào mô hình toán học và máy tính. Kết quả phân tích chuyển động của 6 thiên thể thuộc vành đai Kuiper cho thấy, chúng dường như chịu tác động bởi một hành tinh khổng lồ.

"Dù lúc đầu chúng tôi khá hoài nghi về sự tồn tại của hành tinh thứ 9, khi tiếp tục nghiên cứu quỹ đạo và vai trò của nó đối với vành ngoài hệ Mặt Trời, chúng tôi tin rằng nó thực sự đang hiện diện. Lần đầu tiên sau hơn150 năm, chúng ta có bằng chứng chắc chắn cho thấy thống kê về hệ Mặt Trời là chưa đầy đủ", Science Daily dẫn lời Batygi.

Quỹ đạo của cả 6 thiên thể có cùng độ nghiêng, chếch khoảng 30 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của 8 hành tinh đã biết. Khả năng để điều này xảy ra chỉ khoảng 0,007%.

bang-chung-ve-hanh-tinh-bi-n-quay-quanh-mat-troi-1

6 thiên thể nằm xa nhất trong hệ Mặt Trời có quỹ đạo lệch về 

một hướng (màu tím), do đó phải tồn tại một hành tinh khổng lồ

chuyển động theo hướng ngược lại (màu cam) để duy trì quỹ đạo

của các thiên thể.

"Về cơ bản hiện tượng trên không thể xảy ra một cách ngẫu nhiên. Vì vậy, chúng tôi cho rằng phải có một hành tinh định hình quỹ đạo của 6 thiên thể", Brown nói.

Batygin và Brown đang tiếp tục hoàn thiện các mô phỏng để tìm hiểu thêm về quỹ đạo của hành tinh thứ 9 cũng như ảnh hưởng của nó tới vành ngoài hệ Mặt Trời. Theo nhóm nghiên cứu, hành tinh thứ 9 có thể được quan sát trong vòng 5 năm tới thông qua Đài thiên văn Kech và Kính viễn vọng Subaru ở Mauna Kea, Hawaii, Mỹ.

Về nguồn gốc của hành tinh thứ 9, các nhà khoa học trước đây phỏng đoán hệ Mặt Trời có một hành tinh mất tích. Một vụ va chạm khiến nó bị đẩy khỏi hệ Mặt Trời khoảng 4 tỷ năm về trước.

Lê Hùng (theo vnexpress)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)