Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Bang Tasmania (Úc): Sức hút từ vùng đất yên bình

Tạp Chí Giáo Dục

Trên s báo trưc, chúng tôi đã nêu nhng đim hp dn thu hút sinh viên quc tế ca bang Tasmania, đó là môi trưng yên bình, chi phí sinh hot r và cht lưng giáo dc hàng đu thế gii. s báo này, chúng tôi xin đ cp thêm mt đim hp dn na, đó là chính sách đnh cư ca chính quyn bang này.

Sinh viên ĐH Tasmania đến t nhiu quc gia trên thế gii

Tuy là bang nhỏ nhất tại Úc nhưng Tasmania lại sở hữu một lượng sinh viên quốc tế ổn định qua nhiều năm và gần đây số lượng du học sinh từ các quốc gia đang phát triển và phát triển đổ về ngày càng đông hơn với đích đến là cơ hội định cư lâu dài.

Làn sóng gia tăng sinh viên quc tế

Năm 2016, các cơ sở giáo dục tại bang Tasmania, bao gồm tư nhân và các trường thuộc chính quyền bang quản lý ghi nhận có sự gia tăng đột biến số lượng sinh viên quốc tế đến học tập. Cụ thể, tỷ lệ nộp đơn nhập học tăng đến 38% so với thời điểm năm 2015. Số liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo Úc công bố, tính đến tháng 1-2017, bang Tasmania có khoảng 5.875 sinh viên quốc tế đang theo học ở nhiều cấp bậc. Chính quyền bang Tasmania ước tính, sự gia tăng này đã đóng góp 211 triệu đô Úc vào nền kinh tế của bang trong năm 2016, trong khi năm 2015 con số này chỉ đạt 153 triệu đô Úc.

Bộ trưởng Giáo dục bang Tasmania, ông Jeremy Rockliff cho biết, với đà tăng trưởng số lượng du học sinh ấn tượng như năm 2016, con số này đã góp phần tạo nên một năm bội thu đối với thị trường giáo dục của bang và toàn nước Úc. Bên cạnh đó, về mặt xã hội, sự quy tụ của nhiều nhóm sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới đã tạo ra không gian sống sôi động. Khoảng cách giữa các dân tộc bị thu hẹp lại dần bởi quá trình giao thoa văn hóa, khẩu vị ẩm thực, màu sắc của các lễ hội văn hóa đặc trưng… Môi trường sống bất cứ nơi nào tại Tasmania cũng đều mang đến cảm giác bình yên, thân thiện và hội nhập.

Nguyn vng ca du hc sinh là gì?

Theo cơ quan điều tra dân số Úc, tính đến tháng 6-2017, bang Tasmania có mật độ dân số ước tính 537,166 người/1km2. Đây là một con số khá khiêm tốn so với nhu cầu khổng lồ của thị trường lao động và kế hoạch phát triển kinh tế trọng tâm của vùng. Do đó, chính quyền bang Tasmania đã đưa ra chính sách định cư đa dạng nhằm thu hút nguồn lao động chất lượng cao, đặc biệt là những người trẻ thuộc nhóm tuổi lao động làm việc và sinh sống lâu dài tại đây. Có 3 chính sách visa mà sinh viên quốc tế có thể chọn khi du học tại bang Tasmania. Đầu tiên là visa 189 – Kỹ năng độc lập (Skilled Independent Subclass). Đây là visa thường trú dành cho những lao động có tay nghề cao muốn sang Úc sinh sống và làm việc theo phương pháp tính điểm (Points test). Những đối tượng này không được bảo lãnh bởi chủ doanh nghiệp Úc, thành viên gia đình hay một chính quyền tiểu bang/vùng lãnh thổ nào. Thứ hai là visa 190 – Tay nghề có đề cử (Skilled Nominated Subclass). Đây là visa thường trú cho phép bạn sống ở bất kỳ khu vực nào của tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ, bao gồm cả khu vực thủ đô. Loại visa này có giá trị vĩnh viễn. Thứ ba là visa 489 – Tay nghề có đề cử hoặc Bảo lãnh (Skilled Regional/Provisional Subclass). Đây là visa tạm thời 4 năm. Trong thời hạn visa này, sinh viên chỉ có thể sống, làm việc hoặc học tập tại một vùng miền cụ thể.

Theo Vũ Huy Hoàng (cựu du học sinh ngành kế toán ĐH Tasmania, hiện đang làm công việc kiểm toán viên tại bang Tasmania), tùy vào năng lực bản thân, các bạn có thể chọn hình thức visa phù hợp nhất với mình. Quan trọng là bạn phải xây dựng được một kế hoạch hợp lý và vạch ra những gì bạn phải đạt được theo các mốc thời gian.  

Tại Úc, tùy vào nhu cầu và thời điểm mà mỗi bang sẽ có những chính sách visa dành cho hình thức định cư khác nhau. Trong giai đoạn hiện tại, với chính sách visa định cư không quá siết chặt của bang Tasmania, cộng với tình hình kinh tế – chính trị – xã hội bất ổn trên toàn thế giới thì việc du học sinh quốc tế, trong đó có không ít bạn trẻ đến từ Việt Nam quyết định chọn học tập, làm việc và sinh sống lâu dài tại bang này là điều dễ hiểu. Để chuẩn bị hành trình du học thành công, các bạn đừng quên chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức, vốn ngoại ngữ và kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập với cuộc sống mới xa nhà.

M.Diu

Bình luận (0)