Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bảng xếp hạng ĐH: Liệu có khách quan, chính xác

Tạp Chí Giáo Dục

Nhóm 6 chuyên gia đến t nhiu t chc trong và ngoài nưc va công b bng xếp hng các trưng ĐH Vit Nam năm hc 2016-2017. Bng xếp hng này gm 49/100 trưng mà nhóm thu thp đưc đ thông tin, tc là có 51 trưng còn li chưa có đ thông tin, cũng như còn hàng trăm trưng khác chưa đưc đ cp.

Thí sinh np h sơ xét tuyn ĐH năm 2017. Ảnh: M.Tâm

Bảng xếp hạng này có thể coi là đi vào lịch sử giáo dục Việt Nam khi lần đầu tiên các trường ĐH trong nước được xếp hạng bởi các chuyên gia độc lập. Và vì thế, hiển nhiên là còn nhiều ý kiến trái chiều…

Xếp hng là điu bình thưng

Việc xếp hạng từng lĩnh vực, từng địa phương, từng quốc gia… vốn đã được thực hiện từ khá lâu và một số bảng xếp hạng được đánh giá rất cao bởi tính khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nó. Chẳng hạn, từ năm 1995, tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) hàng năm, xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo “mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia”. Từ nhiều năm nay, chỉ số này được tham chiếu khá nhiều khi đánh giá về mức độ tham nhũng của các nước.

Hay từ năm 2005, nước ta đã thực hiện bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh  (PCI). Đây là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh/thành về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) thực hiện. Từ năm 2006 đến nay, tất cả các tỉnh/thành của nước ta đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm, để trở thành một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá chất lượng điều hành, thu hút đầu tư của chính quyền cấp tỉnh.

Ở lĩnh vực GD-ĐT, từ năm 2007, Bộ GD-ĐT bắt đầu công bố nhiều số liệu thống kê về kết quả kỳ thi ĐH-CĐ và kỳ thi tốt nghiệp THPT, dựa vào những số liệu này, báo chí lập ra danh sách xếp hạng các trường THPT theo nhiều tiêu chí, chẳng hạn về kết quả thi ĐH, kết quả kỳ thi quốc gia… Đây là bảng thống kê có giá trị tham khảo khá quan trọng với học sinh THPT và phụ huynh. Nhìn chung, các trường THPT chuyên nổi tiếng như Lê Hồng Phong (Nam Định), Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội), Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trần Phú (Hải Phòng)… là những trường thường xếp cao.

Như vậy, các bảng xếp hạng có ý nghĩa thực tiễn là đánh giá và xếp đặt vị trí của các quốc gia, địa phương, ngành, lĩnh vực… mà các đối tượng quan tâm có thể căn cứ vào đó để thực hiện các hoạt động riêng của mình, đồng thời chủ thể được đánh giá cũng sẽ căn cứ để điều chỉnh.

Cách thc thc hin liu có khách quan, chính xác?

Dẫu vậy, bảng xếp hạng 49 trường ĐH vừa công bố khiến dư luận băn khoăn về yếu tố khách quan, chính xác. Chẳng hạn, các chuyên gia này thực tế độc lập đến đâu khi đánh giá; những thông tin mà các chuyên gia nhận được liệu có thực sự chính xác; các tiêu chí đánh giá thực sự có phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và của xã hội nước ta hiện nay không? Đây là vấn đề căn bản nếu không được giải quyết triệt để thì tính khách quan, chính xác của bảng xếp hạng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hay việc chưa có đủ thông tin tất cả các trường ĐH trong cả nước (chứ không chỉ của 100 trường) thì việc đánh giá cũng thật khó chính xác, thuyết phục, bởi số trường được xếp hạng còn khá khiêm tốn so với tổng số trường (riêng số trường ĐH đóng ở khu vực TP.HCM đã gần 50 trường rồi). Hoặc, căn cứ nào để đưa 3 tiêu chí sau đây vào đánh giá và tỷ lệ đó dựa vào đâu, bao gồm: Các công trình nghiên cứu khoa học (40%), chất lượng giáo dục đào tạo (40%), cơ sở vật chất và quản trị (20%)?

Kể cả việc xếp chung các ĐH quốc gia và các trường độc lập cũng khó tạo ra sự đồng nhất. Thí dụ, lẽ ra từng trường trong ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được đưa ra “đọ” với từng trường khác thì sẽ dễ được chấp nhận hơn là cả khối này lại đi so sánh với từng trường.

Vì những lẽ đó, nhiều người sẽ đánh giá cao việc lần đầu tiên có một bảng xếp hạng các trường ĐH như quốc tế đã làm từ lâu, nhưng sẽ có cảm thấy khó được thuyết phục với kết quả này.

Bng xếp hng phi bo đm ý nghĩa thc tin

Một bảng xếp hạng còn nhiều băn khoăn về tiêu chí đánh giá, tính khách quan, chính xác, kể cả tính toàn diện – bao quát, thì liệu sẽ bảo đảm ý nghĩa thực tiễn? Đó là, từ việc xếp hạng, các trường tự soi mình qua so sánh với trường khác, và cho xã hội có bức tranh chung về một trường ĐH hoặc nền giáo dục ĐH, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, góp phần nâng chất lượng mọi mặt của trường mình lên, thúc đẩy các trường khác cũng làm tương tự, gián tiếp thúc đẩy nâng chất giáo dục ĐH của nước ta lên. Tức là, bảng xếp hạng sẽ làm căn cứ quan trọng để học sinh và phụ huynh chọn đăng ký xét tuyển, đồng thời còn ảnh hưởng đến uy tín của trường, của người học, học phí và các khoản đóng góp, khả năng tìm việc làm…

Vì vậy, bảng xếp hạng nhận được các thông tin đầu vào tin cậy, chính xác, chuẩn hóa, có sự tương đồng về vai trò, vị trí, tổ chức và cách thức quản trị của các trường tham gia xếp hạng và được xếp hạng bởi một tổ chức hoặc một nhóm chuyên gia chuyên nghiệp hơn, có uy tín hơn. Bảng xếp hạng này có thể tham khảo từ các bảng xếp hạng tương tự ở các nước nhưng tránh rập khuôn, máy móc, bởi điều kiện kinh tế – xã hội cũng như đặc điểm giáo dục của nước ta có nhiều khác biệt với nước bạn.

Trúc Giang

Bình luận (0)