Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bánh đa nem ở Kinh Bắc

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trưc khi biết đến ngh bánh đa nem Th Hà, tôi tng nghe danh tiếng mt Th Hà vi ngh gm truyn thng hàng trăm năm tng tn ti bên cnh gm Chu Đu, Bát Tràng…, nhưng vn vn mt ngày v, Th Hà đ li n tưng trong tôi bng ngh bánh đa nem vi nhng con ngõ nh, vi gc đa sân đình đưc bày phơi tng tng liếp bánh đa. Mt không gian yên bình nép mình bên dòng sông Cu êm ái chy xuôi và cánh đng lúa bt ngàn xuân sc…

Mt góc làng Th Hà phơi bánh đa nem

Một ngày giữa hạ, từ thị trấn Bích Động (huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang), cô giáo Nguyễn Thị Việt Hằng – GV Trường THCS Hồng Thái tình nguyện làm hướng dẫn viên đưa tôi đi qua những làng quê mộc mạc đậm chất Bắc bộ, những cánh đồng lúa bạt ngàn màu xanh. Làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, thuộc huyện Việt Yên) gây ấn tượng với du khách lần đầu đến thăm bởi hình ảnh bến đò nối đôi bờ sông Cầu, tiếng đò máy nổ xình xịch đưa khách ngang sông. Việt Hằng bảo, dù cách trung tâm thành phố Bắc Giang tầm hơn chục cây số, nhưng Thổ Hà vẫn giữ được nét yên bình của làng quê bằng cây đa, giếng nước, sân đình và làng nghề truyền thống, đó cũng là điểm cộng hút khách thập phương ghé thăm mỗi lần có dịp về xứ Kinh Bắc.

Không phải mất thời gian đi xa để biết Thổ Hà có nghề bánh đa nem truyền thống. Ngay từ cổng vào làng, trên sân đình buổi sớm, nhiều người dân đang tất bật dọn dẹp không gian để phơi bánh. Từ con ngõ nhỏ đầu làng, anh Cáp Trọng Dùng (48 tuổi) với thâm niên gần 30 năm làm bánh đa, kéo chiếc xe ba gác chất đầy những liếp bánh đa nem để kịp đón cái nắng đầu ngày. Anh Dùng bảo, mỗi ngày gia đình anh làm tầm hơn 20 cân gạo, cho ra khoảng 3 ngàn chiếc bánh đa. Gần 50 tuổi đời, anh Dùng có hơn 30 năm gắn bó với nghề làm bánh đa nem. “Ngày nhỏ, tầm 9, 10 tuổi là cha mẹ dạy cho cách làm, tập dần thành quen. Lớn lên lập gia đình, gắn bó với làng thì theo nghề thôi. Nghề này không dư dả gì cho lắm nhưng cũng đủ nuôi sống gia đình, cho con cái đến trường”, anh Dùng bộc bạch. Cách đó vài con ngõ, đằng sau những liếp bánh đa nem phơi ngay ngắn, tạo nên những khung hình thật đẹp. Bà Trịnh Thị Tình, 65 tuổi, đang lom khom phơi những liếp bánh đa trên sân thượng, bảo: “Từ nhỏ, tôi đã làm nghề tráng bánh đa nem rồi. Lớn lên lấy chồng ở làng vẫn cứ theo nghề để nuôi con cái ăn học, giờ chúng khôn lớn cả, hai ông bà già mỗi ngày tráng 25 cân gạo để kiếm tiền chi phí ăn uống, sinh hoạt”.

Theo kinh nghiệm của bà Tình, gạo chọn để làm bánh đa nem phải là loại gạo trắng như Khang Dân, gạo Xê, gạo Mục tiền… Tuy nhiên công đoạn làm ra được chiếc bánh cũng khá công phu. Từ khâu chọn gạo kỹ càng cho đến khâu xay bột, tráng bánh đều phải tuân thủ công thức gạo, nước, độ nóng của lửa than để cho ra mẻ bánh hoàn hảo. Đó là chưa kể, mỗi năm vợ chồng ông bà phải chọn mua loại tre tốt để đan thành những tấm phên làm giá đỡ bánh đa. Bánh sau khi cho lên giá thì được đem đi phơi nắng, hong gió. Cứ tầm nửa tiếng lại trở liếp bánh một lần để bánh đón gió, nắng được đều và đẹp. Gặp ngày trời mưa thì việc tráng bánh ngưng trệ. Để có cái ăn đều đặn mỗi ngày, mỗi tháng, người làm bánh phải đon thời gian để sản xuất thành phẩm, làm sao cho mùa mưa gia đình không thiếu hụt lương thực. Bà Tình bảo, bánh làm ra, những năm trước được bà gánh ra chợ, có khi xuôi xe về Hà Nội – cách quê bà tầm hơn 40 cây số để bán. Sau quen dần thì bỏ mối cho các quán quen. Bây giờ, thương lái tìm đến tận làng để lấy, người làm bánh chỉ việc sản xuất ra những chiếc bánh đa ngon, vừa nắng, dẻo là đủ.

c qua tui 65, bà Trnh Th Tình có gn trn cuc đi gn bó vi ngh bánh đa nem truyn thng

Không ai nhớ nghề làm bánh đa nem có mặt ở Thổ Hà từ bao giờ. Trong trí nhớ của những người già như bà Tình, thuở nhỏ đã quen với nghề, lớn lên theo nghề. Những đứa trẻ ở Thổ Hà bây giờ lớn lên quen với nghề bánh đa hơn là nghề gốm từng tồn tại hàng trăm năm trước đó. Cả thôn Thổ Hà bây giờ chỉ còn duy nhất một hộ duy trì nghề gốm và cũng chỉ làm duy nhất mặt hàng tiểu sành để phục vụ nhu cầu cải táng. Thi thoảng trong những con ngõ nhỏ, dấu ấn nghề gốm để lại qua những bức tường làm bằng những mảnh sành vỡ. Sự biến thiên của thời gian, nhu cầu của cuộc sống khiến người làm gốm không còn giữ được nghề. Nghề bánh đa nem xuất hiện như lẽ đương nhiên khi đôi bờ sông Cầu là vùng ruộng đồng xanh ngát, nguồn lương thực từ cây lúa rất dồi dào. Mặt khác, đặc trưng về ẩm thực cũng là yếu tố thôi thúc người Thổ Hà phát triển nghề và giữ nghề. Âu đó cũng là lẽ thường của cuộc sống.

Người Thổ Hà từng quen với cách tráng bánh đa nem thủ công truyền thống. Gần 15 năm trở lại đây, công nghệ phát triển, những chiếc máy tráng bánh đa ra đời. Người làm nghề mỗi ngày muốn tráng vài ngàn cái bánh, họ chỉ mất tầm 2 tiếng đồng hồ. Sự nặng nhọc vơi bớt nhiều phần nên nhiều người dân đầu tư máy móc, chỉ đôi nhà vẫn giữ nếp tráng bánh thủ công.

Nhng con ngõ nh cũng là nơi phơi bánh đa nem ca bà con

Ông Cáp Trọng Việt – Trưởng thôn Vân Hà cho biết, Thổ Hà có gần 1.000 hộ dân, hơn một nửa trong số đó sống bằng nghề bánh đa nem, bánh đa cua, mì sợi. Số còn lại là tiểu thương, mở các dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ. “Thổ Hà ba mặt giáp sông nước, người dân Vân Hà không có ruộng để sản xuất nông nghiệp. Dù không mấy ai làm giàu từ nghề làm bánh đa nem nhưng nghề lại là nguồn thu nhập chính cứu cánh mưu sinh, nuôi con cái đến trường cho các hộ gia đình. Người Thổ Hà vì thế trân trọng hơn nghề truyền thống của mình, giữ gìn”, ông Việt nói.

Chúng tôi rời Thổ Hà khi ráng chiều chiếu xiên ánh nắng vào xuống mặt sông. Những chiếc thuyền xình xịch nổ máy vẫn xuôi ngược đôi bờ. Đi giữa triền đê rợp màu xanh của lúa đang thì con gái, nghe ngai ngái mùi bùn đất và thoảng đâu đó trong làn gió chiều mùi hương của những mẻ gạo vừa cho lên lò tráng bánh đa nem. Việt Hằng nói, đó là mùi hương đặc trưng của Thổ Hà níu chân du khách!

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)