Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bánh trung thu ăn sao để… khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Mi năm, sau Tết trung thu là ngưi bnh huyết áp, tiu đưng, m máu, tim mch… phi “gõ ca” bác sĩ nhiu hơn. Chính vì thế, TS.BS Đào Th Yến Phi (Trưng b môn Dinh dưng và An toàn Thc phm, Trưng Đi hc Y khoa Phm Ngc Thch TP.HCM)  va có bui giao lưu chia s kinh nghim v cách dùng khu phn bánh trung thu hp lý nhm đm bo sc khe cho ngưi s dng.

Nhm điu chnh khu phn ăn trong ngày đ cân đi các cht dinh dưng, ngưi dùng cn gim bt 1 chén cơm/ba chính khi ăn 1 phn bánh trung thu

Mt cái bánh bng 4 chén cơm

Bà Nguyễn Thị Thu Cúc (57 tuổi, TP.HCM) hỏi: “Tôi được biết ăn bánh trung thu quá nhiều sẽ dư năng lượng. Xin hỏi, mỗi người nên ăn bao nhiêu bánh trung thu/ngày thì vừa phải? Và nên ăn bánh trung thu như thế nào để không hại sức khỏe?”, TS.BS Đào Thị Yến Phi cho biết, mỗi loại bánh trung thu sẽ có mức năng lượng khác nhau. Cụ thể như bánh thập cẩm gà quay, thì mức năng lượng trung bình là 1200kcalo/cái, bánh nướng nhân đậu xanh hay khoai môn 1 trứng năng lượng khoảng 800kcal/cái, bánh chay khoảng 600-700kcalo/cái.

Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi, bánh trung thu là môt loại thực phẩm giàu năng lượng. Nếu mỗi chén cơm (tính luôn cả thức ăn) thông thường cung cấp khoảng 300kcalo, thì mỗi cái bánh trung thu thập cẩm cung cấp năng lượng tương đương với 4 chén cơm. Do đó người sử dụng có thể tự tính toán lượng bánh mình có thể ăn trong ngày bằng cách cứ ăn 1/4 cái bánh thì bỏ đi 1 chén cơm trong bữa chính, thì khẩu phần năng lượng hàng ngày của người ăn sẽ không bị thay đổi. Tuy nhiên, vì bánh trung thu chỉ cung cấp năng lượng (tức là chất bột đường, chất béo, chất đạm…) là chính, không có đủ các thành phần vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và chất khoáng để chuyển hoá năng lượng, nên để cân đối khẩu phần và giữ sức khoẻ tốt, khi ăn 1/4 cái bánh trung thu, người dùng có thể ăn thêm 2 chén rau quả tươi (không ngọt) sau 1-2 giờ so với lúc ăn bánh.

Thưởng thức bánh trung thu, theo BS Yến Phi, bên cạnh vấn đề về dinh dưỡng, còn mang đặc tính thưởng lãm về mặt tinh thần. Do đó, nếu mỗi ngày chúng ta chỉ ăn khoảng chừng 1/4 bánh theo kiểu thưởng thức và không ăn liên tục quá 1 tuần thì cũng không cần thiết phải “tính toán” khắt khe như trên. Nhưng nếu trong trường hợp ăn nhiều (1 cái/ngày) và liên tục kéo dài mà không giảm bớt chế độ ăn thông thường, thì người dùng mỗi tuần có thể tăng trung bình từ 600g-1kg. Điều đáng nói là số tăng thêm này đa số là mỡ (do tăng nhanh), có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng.

Cách dùng cho nhng ngưi có bnh lý

Anh Nguyễn Thường Tính thắc mắc: “Những người bị các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp có cần phải kiêng ăn bánh trung thu hay không”?. Hay anh Trương Văn Tài (Đăk Lăk) bị bệnh thận, hỏi xem bệnh của mình có ăn được bánh trung thu không và nên ăn loại bánh gì?. BS Yến Phi nói, trong dinh dưỡng, không có chỉ định kiêng ăn tuyệt đối bất kỳ món ăn nào, vì ăn uống là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng cuộc sống, ngay cả với người đã có bệnh lý thì chất lượng sống vẫn là điều quan trọng (nếu không muốn nói là quan trọng hơn cả người không có bệnh lý). Vấn đề là với các bệnh khác nhau sẽ có một số lưu ý nhằm giúp điều chỉnh các loại thực phẩm và bữa ăn trong ngày để hạn chế tố đa các nguy cơ nếu có cho người bệnh.

Cụ thể như đối với bệnh nhân tim mạch và huyết áp cần hạn chế muối trong khẩu phần, vì vậy không nên ăn nhiều các loại bánh thập cẩm, mà nên ưu tiên chọn lựa các loại bánh có nhân đậu xanh, khoai môn, trà xanh… là những loại bánh có hàm lượng muối thấp hơn. Đối với bệnh nhân tiểu đường, không nên ăn các loại bánh có hàm lượng đường cao như bánh nhân đậu, nhân hạt sen, nhân khoai, mà nên chọn các loại bánh thập cẩm nhân ít mỡ. Đối với người bị gout (thống phong) thường cần kiêng cữ các món ăn giàu đạm và các loại đậu đỗ, do đó nên tránh các loại bánh nhân đậu, nhân thập cẩm, ưu tiên chọn lựa các loại bánh nhân khoai củ.

Riêng đối với người bệnh thận, TS.BS Yến Phi cho biết, tùy vào từng mức độ mà cần có sự chọn lựa sử dụng bánh phù hợp. Ví dụ như người bị sỏi thận (sỏi canxi), có thể ăn được các loại bánh. Tuy nhiên, nếu bị sỏi uric thì nên hạn chế bánh trung thu thập cẩm vì nó chứa nhiều chất đạm và có thể làm cho sỏi uric nặng hơn. Trong trường hợp bị những bệnh như viêm thận hoặc suy thận, thì nên hạn chế ăn bánh trung thu dạng thập cẩm vì dạng này chứa nhiều chất muối không tốt cho người bị suy thận hoặc viêm thận. Tương tự, đối với người bị tiêu hóa cũng cần lưu ý cách chọn loại bánh muốn sử dụng. Cụ thể như bị tiêu hóa dưới thì nên hạn chế ăn bánh trung thu thập cẩm vì loại này chứa khá nhiều chất béo (khoảng 40-50% năng lượng từ chất béo). Trong trường hợp có vấn đề về đường tiêu hóa trên (đầy bụng, sôi bụng) nên hạn chế ăn bánh trung thu nhân đậu hoặc bánh dẻo, vì những loại này chứa nhiều chất bột đường hơn (khoảng 65-70% năng lượng từ chất bột đường).

Bài, nh: Vũ Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)