Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Báo chí: Cần tránh xu hướng chạy theo thị trường quá mức

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là khng đnh ca Phó Thng Vũ Đc Đam ti Hi ngh Báo chí toàn quc tng kết công tác năm 2021, trin khai nhim v năm 2022. Hi ngh din ra cui tun qua…


Báo Giáo dc TP.HCM sau khi quy hoch tr thành Tp chí Giáo dc TP.HCM. Thi gian qua, Tp chí Giáo dc TP.HCM đã liên tc tuyên truyn v công tác phòng chng dch Covid-19. Ảnh: K.Anh

Chia sẻ về một số vấn đề trong quản lý, phát triển báo chí, Phó Thủ tướng cho rằng, công tác quy hoạch, sắp xếp báo chí thực hiện được một bước và cần có quá trình để tạo chuyển biến thực chất bên trong, không thể nóng vội.

“Mục đích quy hoạch là để báo chí phát triển, không chỉ là tiếng nói của từng cơ quan chủ quản mà còn là của nhân dân. Việc thực hiện cơ chế, chính sách quản lý phải nghiêm, thực chất, kiến nghị, bổ sung, điều chỉnh những gì không phù hợp. Tránh tình trạng thực tế không như văn bản”, Phó Thủ tướng khẳng định.

“Năm 2022, với tinh thần nhìn thẳng sự thật, chúng ta phải đánh giá việc thực hiện quy hoạch báo chí xem những gì phù hợp, chưa phù hợp nhằm giúp báo chí phát triển, tránh xu hướng chạy theo thị trường quá mức, tránh lãng phí nguồn lực xã hội, làm lệch lạc trong hoạt động thông tin báo chí”, Phó Thủ tướng đề nghị.

Theo Phó Thủ tướng, muốn báo chí tự chủ được thì phải có “cơ chế đặt hàng” đủ mạnh. Bộ Thông tin & Truyền thông phải là đầu mối của các cơ quan báo chí làm việc với các cơ quan phụ trách về tài chính, các bộ ngành để giao nhiệm vụ, “đặt hàng” báo chí tuyên truyền, vận động trước, trong và sau khi ban hành chính sách. Đó không nhất thiết là những cơ quan báo chí lớn, có uy tín mà quan trọng là phải có những nhóm độc giả mà chính sách cần tác động.

Trước sự cạnh tranh của thông tin trên mạng xã hội, Phó Thủ tướng cho rằng, báo chí cần được thông tin minh bạch một cách nhanh nhất có thể về những “điểm nóng” hay sự cố vừa phát sinh. Qua theo dõi, quản lý thông tin trên báo chí, mạng xã hội, Bộ Thông tin & Truyền thông cần phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam để chủ động hơn trong dự báo, cảnh báo và phối hợp; đề nghị các bộ, ngành cung cấp thông tin sớm nhất, chính xác cho báo chí về những vấn đề mà dư luận, xã hội quan tâm. Khi báo chí chính thống minh bạch được thông tin một cách sớm nhất thì nhân dân, công luận sẽ nghe theo.

Nhà báo là chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch

Nhìn lại 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn kiểm soát được dịch bệnh, kinh tế vẫn tăng trưởng thuộc nhóm khá trên thế giới. Lòng tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là trong chống dịch được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao. Kể cả trong những thời khắc dịch bệnh bùng phát ở TP.HCM, gây quá tải hệ thống y tế, để xảy ra tử vong nhiều người thì tỷ lệ người dân tin tưởng vào Đảng, Nhà nước vẫn cao nhất thế giới.

“Có được điều đó trước hết là truyền thống của dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và có sự đóng góp rất quan trọng của công tác thông tin, truyền thông, trong đó có báo chí, hệ thống tuyên giáo. Các nhà báo thực sự là những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch; kịp thời phản ánh những tấm gương, hành động, nghĩa cử, giá trị cực kỳ cao quý, nhân văn của người dân Việt Nam. Có những nhà báo đã chịu nhiều vất vả, nhiều người bị nhiễm bệnh”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định tại hội nghị.

Về thực hiện chuyển đổi số trong báo chí, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cùng với hình thành cơ sở dữ liệu, mỗi cơ quan báo chí cần quan tâm đến năng lực xử lý dữ liệu của đơn vị. Các tác phẩm báo chí “nói có sách, mách có chứng” bằng số liệu, thậm chí là những số liệu qua phân tích nhiều dữ liệu khác mới định hướng, trả lời được mong mỏi của công luận. Bộ Thông tin & Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam cần có chương trình hỗ trợ các cơ quan báo chí chuyển đổi số, xây dựng và xử lý cơ sở dữ liệu.

Cũng tại hội nghị, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng cảm ơn báo giới đã đồng hành, góp phần rất quan trọng, không thể thiếu để giúp Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ của mình trong năm vừa qua với nhiều sự kiện lớn, trong tình hình đại dịch rất phức tạp, gây những tổn thất rất to lớn về người, về của.

Nhóm PV

Bình luận (0)