Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Báo chí đồng hành phòng, chống xâm hại trẻ em

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trưc thc trng tr em b bóc lt sc lao đng, xâm hi tình dc…, các chuyên gia cho rng truyn thông cn dành thi lưng nhiu hơn na đ tuyên truyn, đng thi đưa ra gii pháp phòng nga hơn là khai thác quá sâu t phía nn nhân.


Ông Đng Hoa Nam – Cc trưng Cc Tr em (B LĐ-TB&XH) phát biu ti hi ngh

Tại Hội nghị tập huấn báo chí, truyền thông về phòng, chống lao động trẻ em và bảo vệ trẻ em do Cục Trẻ em tổ chức tại TP.HCM mới đây, các đại biểu đều bày tỏ lo lắng bởi lao động trẻ em đang là vấn đề thách thức của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Lao đng tr em: Thách thc ln

Bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em – Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, do ảnh hưởng của Covid-19, lao động trẻ em trên thế giới đã lên 160 triệu đồng. Đáng nói là có hàng triệu trẻ em khác đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do tác động của dịch bệnh.

Riêng tại Việt Nam, tình trạng lao động trẻ em cũng đã được kéo giảm nhưng không đáng kể. Theo đó, 84% lao động trẻ em tại Việt Nam tập trung ở vùng nông thôn và hơn một nửa trong số đó làm trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (53,65%). Những khu vực khác có nhiều lao động trẻ em bao gồm dịch vụ (20,8%), công nghiệp và xây dựng… Tỷ lệ lao động trẻ em Việt Nam thấp hơn khoảng 2% so với tỷ lệ trung bình của khu vực châu Á và Thái Bình Dương; Tỷ lệ lao động trẻ em trai cao hơn trẻ em gái (59% và 41%); Chỉ có 1% lao động trẻ em đi học…

Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu kéo giảm tỷ lệ lao động trẻ em còn 4,9% vào năm 2025 và đến năm 2030, tỷ lệ này còn 4,5%. Để giảm thiểu, phòng ngừa lao động trẻ em, bên cạnh các giải pháp của cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm xã hội, cá nhân cũng đặc biệt quan trọng.

“Cần nâng cao nhận thức cho khoảng 90% cán bộ, giáo viên trong cơ sở giáo dục, nuôi dưỡng trẻ em, các hộ gia đình đặc biệt và 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra sử dụng lao động trẻ em gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó rất cần sự vào cuộc tham gia từ báo chí, truyền thông”, bà Hoa nói.

Tại hội nghị, đại diện các tổ chức phi chính phủ cũng đặt vấn đề về lao động trẻ em đang làm việc tại các cơ sở may gia công. Cụ thể là khi thực hiện các dự án giảm thiểu lao động trẻ em, việc tiếp cận gặp nhiều khó khăn do người sử dụng lao động cho rằng các em được hỗ trợ học nghề, không phải lao động.


Bà Trn Th Kim Thanh – Trưng phòng Bình đng gii và Bo v tr em (S LĐ-TB&XH TP.HCM)

Cục trưởng Cục Trẻ em, ông Đặng Hoa Nam khẳng định, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật khá chặt chẽ, đồng bộ, và tiệm cận với pháp luật quốc tế với Bộ luật Dân sự, Luật Trẻ em, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động… Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra sử dụng lao động còn gặp nhiều khó khăn do lao động trẻ em hiện tập trung chủ yếu ở các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, ở khu vực phi chính thức. Về lao động trẻ em ở các cơ sở được chủ sử dụng lao động “lách” sang học nghề, ông Nam đề nghị các địa phương cần kiểm tra thường xuyên và có công cụ đo lường để giải quyết.

Tránh khai thác quá sâu nn nhân

Đề cập đến sự phối hợp của truyền thông và cơ quan chức năng trong phòng ngừa và bảo vệ lao động trẻ em, trẻ em bị xâm hại, ông Nam cho biết, nguồn tin, là cơ sở để xử lý các vụ việc và cũng chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Ông Đặng Hoa Nam cũng đề nghị báo chí có chừng mực trong thông tin, tránh khai thác, đào quá sâu thông tin cá nhân, gia đình nạn nhân.

Cc trưng Cc Tr em, ông Đng Hoa Nam cho biết: “Báo chí chú trng đưa ra cách phòng nga, gii quyết, hn chế khơi gi ni đau ca nn nhân và c gia đình. Thc tế, thông tin nn nhân b xâm hi đưc công khai trên mt báo là điu nguy him không ch cho nn nhân mà còn đi vi ngưi làm báo. Nếu khai thác quá mc v mt nn nhân xâm hi cũng có nghĩa mình đang xâm hi ln na vi tr”.

“Báo chí chú trọng đưa ra cách phòng ngừa, giải quyết, hạn chế khơi gợi nỗi đau của nạn nhân và cả gia đình. Thực tế, thông tin nạn nhân bị xâm hại được công khai trên mặt báo là điều nguy hiểm không chỉ cho nạn nhân mà còn đối với người làm báo. Nếu khai thác quá mức về một nạn nhân xâm hại cũng có nghĩa mình đang xâm hại lần nữa với trẻ”.

Cùng quan điểm với ông Nam, TS. Trần Bá Dung – nguyên Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng cần xem lại cách khai thác, phản ánh thông tin nạn nhân với hình ảnh, câu từ làm tổn thương đến các em. Truyền thông cần phối hợp với cơ quan chức năng hỗ trợ các trường học bị bóc lột sức lao động, bị xâm hại, góp phần thực hiện nghiệm vụ bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền thông tin và được thông tin của nhân dân về quyền trẻ em.  

Liên quan đến việc cơ quan quản lý Nhà nước từ chối cung cấp thông tin cho báo chí về những vụ việc liên quan đến trẻ em gần đây, bà Trần Thị Kim Thanh – Trưởng phòng Bình đẳng giới và Bảo vệ trẻ em (Sở LĐ-TB&XH TP) cam kết chia sẻ thông tin với báo chí. Tuy nhiên, việc đào đi xới lại nỗi đau của những em mồ côi do Covid-19 là không nên. Theo bà Thanh, chúng tôi luôn đồng hành với báo chí làm những gì tốt nhất cho trẻ. Song trong chuyện này, các em đã và đang được tư vấn, chăm sóc tinh thần tốt, nỗi đau trong các em dần lắng dịu, không được khơi gợi lại.

Bà Thanh cũng mong muốn các cơ quan báo chí, truyền thông dành thời lượng thông tin những gì có lợi cho trẻ, những gì đã làm được, trẻ mong đợi điều gì và có thể nêu nội dung chúng tôi chưa làm được để cùng nhau tìm giải pháp tháo gỡ, làm tốt hơn nữa vì trẻ em.

Anh Trn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)