Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Báo chí tiếp tục “xây cầu” cho kinh tế thành phố trong kỷ nguyên mới

Tạp Chí Giáo Dục

Trong hành trình 50 năm phát trin kinh tế TP.HCM, báo chí thành ph không ch đơn thun là kênh truyn ti thông tin, mà còn là mt lc lưng quan trng, có nh hưng sâu sc đến quá trình hình thành, điu chnh và thc thi các chính sách kinh tế ca thành ph. Không ch dng li vic phn ánh, mà báo chí còn m rng sang c vic phn bin, cung cp góc nhìn đa chiu và góp phn đnh hình tư duy hoch đnh, điu hành kinh tế.

Nhà báo Hồng Văn (bìa phải) tại buổi giao lưu giữa người bán và người mua tín chỉ carbon trong sự kiện Phát triển bền vững 2024 do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức

Tiếng nói ca thc tin, ngưi dân và doanh nghip

Với vị thế là cầu nối giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân, các cơ quan báo chí đã không ngừng đào sâu, phân tích và đưa ra những góc nhìn độc lập về các chủ trương, quyết sách kinh tế. Người viết đã chứng kiến vô số trường hợp mà những bài báo, phóng sự điều tra đã đặt ra những câu hỏi thẳng thắn về tính khả thi, hiệu quả hay những tác động tiềm ẩn của một chính sách kinh tế nào đó. Chẳng hạn, khi thành phố đề xuất các quy hoạch đô thị, chính sách sử dụng đất, hay các dự án đầu tư công quy mô lớn, báo chí không ngần ngại đi sâu vào thực địa, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là những người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp. Những phân tích về chi phí – lợi ích, tác động cộng đồng, hay những cảnh báo về khả năng phát sinh tiêu cực đã giúp chính quyền có cái nhìn toàn diện hơn, từ đó điều chỉnh hoặc hoàn thiện chính sách trước khi ban hành hoặc trong quá trình thực thi.

Có những thời điểm, các chính sách về thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính hay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được đưa ra, nhưng lại vấp phải những rào cản từ thực tế. Chính những bài báo phản ánh chi tiết về những vướng mắc trong cấp phép đầu tư, sự chồng chéo trong quy định, hay những khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận vốn đã tạo “áp lực” tích cực, thúc đẩy chính quyền phải nhìn nhận lại và có những điều chỉnh kịp thời. Việc này không chỉ giúp gỡ khó cho doanh nghiệp mà còn nâng cao hiệu quả điều hành kinh tế của thành phố.

Khả năng phản biện của các cơ quan báo chí không chỉ đến từ việc chỉ ra những điểm chưa hợp lý, mà còn từ việc đề xuất các giải pháp thay thế, dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu và kinh nghiệm quốc tế. Điều này cho thấy người làm báo ở thành phố chúng ta không chỉ có kiến thức kinh tế vững vàng mà còn có sự nhạy bén và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.

Đa chiu và góc nhìn chuyên sâu

Bên cạnh vai trò phản biện, báo chí TP.HCM còn là kênh thông tin quan trọng, cung cấp dữ liệu, phân tích và góc nhìn chuyên sâu, góp phần trực tiếp vào quá trình hoạch định chính sách kinh tế. Trong kỷ nguyên thông tin bùng nổ, việc chính quyền, nhà quản lý có được những thông tin chính xác, kịp thời và đa chiều là yếu tố then chốt để đưa ra các quyết sách đúng đắn.

Các cơ quan báo chí với mạng lưới quan hệ rộng khắp và khả năng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn, thường là những người đầu tiên nắm bắt được các xu hướng kinh tế mới, những biến động của thị trường, hay những thách thức tiềm ẩn. Từ những bài viết chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế, tác động của các hiệp định thương mại tự do, đến phân tích về sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư, hay tiềm năng phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, báo chí đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh, giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở vững chắc để đưa ra định hướng phát triển.

5 năm trở lại đây, các cơ quan báo chí đã không còn thuần túy phản biện, cung cấp thông tin trên mặt báo mà tổ chức nhiều hoạt động ngoài mặt báo, như tọa đàm, hội thảo, diễn đàn… Đây là nơi các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và người dân cùng ngồi lại để thảo luận về những vấn đề kinh tế, thị trường nóng bỏng của thành phố. Những ý kiến đóng góp chuyên sâu, gợi ý tại các diễn đàn này, sau đó được truyền tải qua các kênh báo chí, trở thành nguồn tham khảo quý giá cho việc xây dựng các đề án, chiến lược phát triển kinh tế thành phố.

Đặc biệt, báo chí còn có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và đề xuất các mô hình kinh tế mới, các giải pháp sáng tạo từ thực tiễn.

“Đôi mt” ca công chúng

50 năm qua, thành phố luôn là trung tâm phát triển kinh tế hàng đầu của đất nước, đòi hỏi chính quyền thành phố luôn đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Trong bối cảnh đó, báo chí đóng vai trò như “đôi mắt” của công chúng, theo dõi sát sao quá trình điều hành và thực thi các chính sách kinh tế, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả.

Nhiều vụ việc mà nhờ sự vào cuộc của báo chí, những sai phạm trong quản lý đất đai, những dự án đầu tư công kém hiệu quả, hay những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước đã được phơi bày. Những bài viết điều tra sâu sắc, với bằng chứng rõ ràng, đã có tiếng vang rất lớn, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm minh các cá nhân, tổ chức vi phạm. Điều này không chỉ giúp thu hồi tài sản thất thoát, chấn chỉnh kỷ cương mà còn củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào sự công bằng của pháp luật.

Nhưng, việc giám sát của báo chí không chỉ dừng lại ở việc phát hiện tiêu cực. Nó còn bao gồm việc cùng với bạn đọc của các tờ báo, theo dõi tiến độ các dự án trọng điểm, đánh giá hiệu quả của các chương trình kích cầu, hay phân tích tác động của các chính sách thuế, phí đối với đời sống kinh tế. Những thông tin này giúp công chúng hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của nền kinh tế, đồng thời cung cấp phản hồi quan trọng cho chính quyền về hiệu quả của công tác điều hành.

Trong bối cảnh thành phố đang nỗ lực xây dựng chính quyền số, kinh tế số, vai trò giám sát của báo chí càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc theo dõi các giao dịch điện tử, các hoạt động thương mại điện tử, hay việc ứng dụng công nghệ trong quản lý kinh tế, đòi hỏi người làm báo phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng và khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ.

Thách thc và cơ hi

20 năm trở lại đây, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mang lại cả thách thức lẫn cơ hội cho báo chí thành phố trong việc thực hiện vai trò của mình.

Đó là những thách thức về thông tin giả, tin sai sự thật, bùng nổ các nền tảng mạng xã hội và các nền tảng thông tin không chính thống, đã tạo ra môi trường phức tạp, nơi thông tin giả mạo, tin đồn có thể lan truyền nhanh chóng, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, thị trường. Báo chí chính thống phải nỗ lực hơn để kiểm chứng thông tin, khẳng định vai trò là nguồn tin đáng tin cậy.

Trong bối cảnh thành phố đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, với những mục tiêu đầy tham vọng về kinh tế xanh, kinh tế số và đô thị thông minh, vai trò của báo chí càng trở nên quan trọng hơn, báo chí cũng áp lực hơn. Nhưng, cũng như 50 năm qua, ai trong chúng ta cũng có quyền tin rằng, báo chí thành phố sẽ tiếp tục “xây cầu” cho kinh tế thành phố trong kỷ nguyên mới, như đã từng xây và xây rất thành công trong nửa thế kỷ qua.

Nhà báo Hng Văn

Bình luận (0)