Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Báo chí và sản phẩm nghe – nhìn đa nền tảng

Tạp Chí Giáo Dục

Trong thi đi công ngh truyn thông s bùng n, báo chí đưc xem thuc vùng lõi (core area) ca h sinh thái này. Khi mà các nn tng xuyên biên gii tiếp cn công chúng khá nhanh nhy thì nhiu báo đài chính thng Vit Nam có v còn lưng l. Trong cuc dch chuyn này, sn phm nghe – nhìn phi tr thành tr ct đ giúp các cơ quan báo – đài chiếm lĩnh “spotlight” ti mt nơi rt cn s đnh hưng chun mc.

Tác giả trong lần thỉnh giảng cho sinh viên Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM

Nhn din đúng v sn phm nghe – nhìn

Đầu những năm 2000, báo chí – truyền thông phương Tây bắt đầu đề cập đến khái niệm podcast và vodcast. Hai thuật ngữ này đến nay vẫn còn khá mới với chúng ta, nhưng ở Mỹ, châu Âu nó được nhận biết và đi vào thực chất hơn 2 thập kỷ qua.

Podcast là viết tắt của từ ipod (thiết bị nghe) và broadcast (phát thanh/phát hình). Podcast thực chất là sản phẩm của quá trình nghe, đăng ký và tải về tệp âm thanh thuần túy được phát trên các nền tảng (spotify, apple, overcast, castbox, goodpods podcast…). Sản xuất podcast, ngoài nội dung và thông điệp muốn truyền tải thì nhà sản xuất phải chú trọng phần âm thanh (sound), chất giọng (voice) cùng kỹ năng dẫn dắt của host, kỹ năng nói (speaking), kỹ thuật phát âm (pronounce)…

Khi podcast phát triển và thu hút nhiều người nghe, các podcasters (những nhà sản xuất) tiếp tục sáng tạo ra một biến thể “lưỡng tính” được gọi là vodcast (viết tắt là video podcast). Nếu như video phục vụ người xem, podcast phục vụ người nghe thì vodcast đáp ứng yêu cầu của cả hai, vừa nghe vừa xem.

Thậm chí, với vodcast còn có thể sản xuất nhiều dạng như vodcast tĩnh (mức độ đơn giản, phối trộn giữa thumbnail/sound-avatar/sound) hay vodcast động (đầu tư đúng mức, nhiều góc quay). Vodcast là kết quả từ tham vọng của các nhà sản xuất muốn mở rộng diện tiếp cận để lan tỏa sản phẩm của mình trên đa nền tảng vì lượng người xem vẫn chiếm ưu thế hơn so với người nghe. Podcast và vodcast vì thế giống nhau ở mục đích phục vụ cho những người bận rộn trong điều kiện làm nhiều việc cùng lúc (multi task).

Tìm hiểu về sự dịch chuyển các sản phẩm nghe – nhìn của báo chí Việt Nam sang môi trường đa nền tảng, có một vấn đề lớn là, chúng ta chưa thật sự chú trọng đến định dạng đúng của sản phẩm. Thực tế này khiến sản phẩm báo đài chưa thật sự tạo sức hút với công chúng trên mạng xã hội.

Trong khi đó tại Mỹ, một cường quốc sản xuất podcast đa nền tảng, số người tiếp cận vượt cả sự mong đợi. Theo khảo sát từ cuộc khảo sát Infinite Dial của Edison Research về hành vi sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số, đến năm 2024 có hơn 183 triệu người Mỹ nghe ít nhất 1 sản phẩm podcast. Trong khi đó podcastatistics.com cho biết, podcast thế giới sẽ đạt 600 triệu người nghe ngay trong năm 2025 này.

Cn chuyn dch mnh và đa dng hóa th loi      

Lợi thế của báo chí Việt Nam là tính chính danh và chuẩn mực. Vì vậy mỗi khi xuất hiện tin tức giật gân hoặc nghi ngờ “fake news”, báo chí luôn là nơi tin cậy để công chúng kiểm chứng nguồn tin. Tuy nhiên, lợi thế này chưa được các báo – đài khai thác tương xứng trên môi trường đa nền tảng vì quá đơn điệu trong cách tiếp cận.

Với nhiều lý do khác nhau, thời gian qua không ít báo – đài bê nguyên xi phiên bản chính thống (official version) phát trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok, Fanpage… Sản phẩm có “format” na ná nhau, chạy theo tin tức (news), cập nhật sự kiện. Quá trình “tái sinh” này như một sự lặp lại của sản phẩm phát trên đài, đăng trên web nhưng lại không tương thích với công chúng mục tiêu (target audience) trên đa nền tảng.

Thực chất hệ thống trình duyệt web chỉ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khán – thính giả. Vì theo thống kê của Statista, lượng người tiếp cận sản phẩm nghe nhìn từ web chỉ chiếm khoảng 2,5% trên tổng số người nghe podcast toàn thế giới.

Trong khi đó theo điều tra của theposcasthost.com, thì thể loại phỏng vấn (interviews podcast) chiếm đến 29% lượng người nghe yêu thích; các cuộc trò chuyện đơn (solo show) thu hút đến 43% tổng số lượng người tiếp cận hình thức này. Với thể loại vodcast (video podcast), tại Việt Nam chưa có đơn vị nào thống kê, nhưng ở Mỹ, Edison Podcast Metrics cho biết có 79% công chúng quan tâm; hình thức trò chuyện khách mời (host and guest/face to face), đối thoại bàn tròn (roundtable), dẫn đôi (co-hosted)… đều rất hấp dẫn công chúng.

Phỏng vấn (interview), trò chuyện (talkshow) vốn là thế mạnh của báo chí (nhất là nhà đài) nhưng trên các nền tảng công nghệ, thể loại này rất ít xuất hiện. Trong khi đó, các “show” cá nhân, hay sản phẩm từ nhà sản xuất tư nhân lại đang chiếm ưu thế trên TikTok, YouTube hoặc các ứng dụng OTT (over the top)… Họ thu hút công chúng nhờ nội dung bắt kịp xu hướng (trend), với thể loại đa dạng và sản phẩm đầy cá tính.

Theo DataReportal, tính từ đầu năm 2024, Việt Nam có khoảng 78,5 triệu người sử dụng internet, hơn 72,7 triệu người sử dụng mạng xã hội và khoảng gần 169 triệu thuê bao di động. Phần đông trong số này đều có điện thoại thông minh (smartphone). Từ thực tế trên, đã đến lúc báo – đài Việt Nam phải thay đổi tư duy tiếp cận, đa dạng hóa thể loại, làm ra các phiên bản tương thích, dịch chuyển mạnh mẽ nhằm tiếp cận rộng rãi hơn với công chúng ở môi trường đa nền tảng.

Ni dung hay cn phong cách hp thi

Hiện nay, xu hướng đón nhận sản phẩm truyền thông của công chúng trên đa nền tảng dựa trên các tiêu chí: sản phẩm phải đảm bảo tính chân thật, thân thiện (honestly/frienddly); cách truyền đạt phải tự nhiên (natural); sự tương tác (interaction) phải cao và tức thì.

Dù trong bất kỳ trường hợp nào, nội dung sản phẩm luôn là giá trị cốt lõi (core value), nhưng với vodcast, podcast, nếu xem nhẹ hình thức chuyển tải thì độ lan tỏa của sản phẩm truyền thông sẽ không cao.

Sản phẩm nghe – nhìn (podcast/vodcast) có thể được làm ra bởi ê-kíp nhưng sắc thái cá nhân lại là đặc trưng rất quan trọng của hình thức truyền thông này. Đây chính là vấn đề cần được thừa nhận nhằm cho ra những “món ăn” hợp “khẩu vị”, hợp mục tiêu, đối tượng tiếp nhận trên các nền tảng xuyên biên giới.

Một sản phẩm phát thanh – truyền hình trên báo – đài thường được biên tập, gọt giũa chỉn chu đến “từng centimet” vì đó là đòi hỏi chuẩn mực phù hợp với thói quen tiếp nhận thông tin truyền thống. Thế nhưng, với sản phẩm nghe nhìn (podcast/vodcast) thời đại số lại có tệp khán – thính giả rất riêng. Đây là lý do thúc đẩy các cơ quan báo – đài cần làm ra phiên bản truyền thông tương thích cho đa nền tảng thay vì sử dụng phiên bản cũ để tiếp tục “thâm canh”.

Với podcat/vodcast, thì Host/MC phải xóa khoảng cách với công chúng bằng cách dẫn dắt gần gũi hơn, tương tác tự nhiên hơn. Kỹ năng trò chuyện, năng lực kể câu chuyện của chính mình hoặc phát đi thông điệp trọn vẹn từ nhà sản xuất là đòi hỏi tất yếu của loại hình truyền thông này. Bên cạnh những giá trị căn bản như phát âm, chất giọng thì diện mạo, thần thái, khả năng ứng biến linh hoạt (flexible) của Host/MC khi thể hiện sản phẩm là những yếu tố quan trọng giúp sản phẩm được lan tỏa (viral) mạnh mẽ và chạm đến trái tim công chúng. Không làm được điều đó, thì nội dung sản phẩm có hay đến mức nào, cũng khó “phát tiết” ra ngoài.

Hunh Sang 

Bình luận (0)