Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Báo chí với giáo dục trong kỷ nguyên mới

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày Báo chí Cách mng Vit Nam 21 tháng 6 năm 2025 đánh du k nim 100 năm hình thành và phát trin nn báo chí Vit Nam, là dp đc bit đ tôn vinh thành tu và nhng đóng góp to ln ca báo chí vi chc năng thông tin, tuyên truyn, nâng cao nhn thc nhân dân, tham gia kiến to xã hi.

Báo chí có vai trò hỗ trợ giáo dục trong hành trình cải cách, thúc đẩy sự phát triển và đổi mới (ảnh minh họa). Ảnh: Y.H

Cột mốc báo chí Việt Nam ra đời được xác lập từ năm 1925 với sự xuất hiện của Báo Thanh Niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập; kể từ đó, báo chí đã tác động không nhỏ đến mọi lĩnh vực của xã hội – trong đó có giáo dục.

Báo chí tác đng đa din đến giáo dc

Là một kênh thông tin quan trọng của xã hội, báo chí không chỉ phản ánh thực trạng giáo dục mà còn góp phần định hình nhận thức, định hướng tư duy xã hội và truyền cảm hứng học tập.

Ghi nhận đầu tiên là, qua các phóng sự về học sinh nghèo vượt khó, thầy cô tận tụy vùng sâu, vùng cao, báo chí đã lay động công chúng, góp phần kêu gọi xã hội hỗ trợ, vận động tặng học bổng cho học sinh yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tôn vinh hình ảnh người thầy, khuyến khích xã hội đồng hành cùng giáo dục. Báo chí đã truyền cảm hứng và lan tỏa những giá trị tích cực, tạo động lực học tập, suy tôn nghề dạy học, đề cao tinh thần vượt khó của thầy và trò. Tiếp theo, những bài báo chuyển tải thông tin mọi mặt về giáo dục đã giúp kết nối nhà trường với xã hội, làm cho phụ huynh, học sinh và xã hội hiểu rõ hơn về công việc của người dạy học, những khó khăn và tâm huyết nhà giáo, tạo cầu nối tích cực giữa giáo viên và cộng đồng, từ đó góp phần xây dựng, bồi đắp hình ảnh tốt đẹp về người thầy và nghề giáo. Cạnh đó, qua nhiều loạt bài điều tra về “bệnh thành tích”, về hiện trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, về tệ nạn dạy thêm trái phép tràn lan, nạn bạo hành học đường… báo chí đã phản ánh và giám sát thực trạng giáo dục, từ đó thúc đẩy cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục sai sót, siết chặt quy định, đưa kỷ cương giáo dục ngày càng đi đúng nền nếp, khuôn phép hơn.

Ngoài ra, báo chí còn định hướng dư luận, cập nhật tư duy giáo dục hiện đại, góp phần xây dựng xã hội học tập và đổi mới nhận thức về giáo dục. Nhiều bài báo phân tích về giáo dục khai phóng, tư duy phản biện, STEM đã giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn mới về cách dạy và học trong thời đại số; báo chí cũng góp phần chống lại định kiến bằng cấp, khuyến khích mọi người học kỹ năng, học nghề, dần loại bỏ suy nghĩ lạc hậu “có bằng đại học mới là thành công”.

Báo chí thúc đy ci cách giáo dc

Ngoài những tác động trên, báo chí còn giữ vai trò đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy cải cách để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện chức năng truyền tải chính sách về đổi mới giáo dục, các bài báo phân tích cụ thể về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp dư luận hiểu đúng, đồng thuận và thích nghi với cải cách, giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh hiểu sự điều chỉnh của chương trình giáo dục mới, thay sách giáo khoa, từ đó báo chí đóng vai trò quan trọng nhiều mặt trong việc thúc đẩy quá trình cải cách giáo dục theo Nghị quyết 29.

Trước hết, báo chí giúp phổ biến thông tin về các nội dung mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hướng dẫn phương pháp giảng dạy và mô hình học tập mới tới giáo viên, học sinh và phụ huynh. Ngoài ra, những bài báo phản ánh về thực trạng, những khó khăn và thuận lợi trong tiến trình triển khai chương trình mới đã tạo ra dư luận xã hội giúp các cơ quan chức năng điều chỉnh chính sách cho phù hợp; các bài viết về ý kiến của giáo viên, học sinh và phụ huynh đã tạo điều kiện, cơ hội để toàn xã hội tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục, nâng cao trách nhiệm của mọi cá nhân trong việc phát triển nền giáo dục nước nhà; các chuyên gia giáo dục, nhà khoa học với những bài phân tích, đưa ra giải pháp về các vấn đề tồn tại và đề xuất cải cách, giúp nội dung của chương trình mới thêm phù hợp với thực tiễn.

Quan trọng hơn, báo chí đã thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy và học qua việc vận động ứng dụng công nghệ; tiếp thu các bài viết về phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ trong giáo dục, giáo viên đã tăng cường về nhận thức và tự thân năng động đổi mới phương pháp giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn. Có thể ghi nhận thêm, những câu chuyện thành công từ các trường học áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 – thông qua việc sử dụng những bộ sách giáo khoa mới được báo chí đưa tin – đã tạo động lực cho các trường khác chia sẻ, áp dụng các phương pháp mới và có thêm cơ sở lựa chọn bộ sách giáo khoa nào phù hợp với thực tiễn địa phương mình.

Như vậy, báo chí có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cải cách giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không chỉ cung cấp thông tin, báo chí còn giúp định hướng và khuyến khích sự tham gia của toàn ngành, toàn xã hội vào quá trình đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ.

Báo chí đng hành vi giáo dc trong k nguyên mi

Trước kỷ nguyên mới đang mở ra cơ hội quý báu cho đất nước, báo chí càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với giáo dục về nhiều phương diện.

Về truyền thông, báo chí vẫn giữ địa vị tiên quyết là nguồn thông tin chính thống, cung cấp các tin tức, sự kiện và chính sách mới nhất về giáo dục, giúp nhà giáo, học sinh và phụ huynh nắm bắt kịp thời các thông tin trong ngành. Cạnh đó, các mô hình giáo dục tiên tiến, phương pháp giảng dạy hiện đại và kinh nghiệm học tập tích cực được phổ biến rộng rãi trên báo chí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các đối tượng trong cải cách giáo dục. Các chỉ thị, nghị quyết về giáo dục từ các cấp lãnh đạo sẽ được báo chí đưa tin và phân tích, giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục trong phát triển xã hội; đặc biệt, Luật Nhà giáo được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ IX (tháng 5-2025) kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao vị thế người thầy trong kỷ nguyên mới.

Trong kỷ nguyên 4.0, báo chí đã mặc nhiên trở thành cầu nối thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Các nền tảng trực tuyến, video dạy học, tài nguyên điện tử ngày càng được tăng cường phổ biến qua các kênh truyền thông; các sáng kiến công nghệ trong giáo dục được quảng bá thông qua báo chí giúp hoạt động dạy và học ngày thêm hiệu quả. Đồng thời, báo chí còn có khả năng định hướng dư luận xã hội về giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình – từ suy nghĩ đến hành động. Những bài phản ánh về các tấm gương giáo viên tiêu biểu, những học sinh đạt thành tích cao sẽ khuyến khích sự phát triển phong trào xã hội học tập.

Tóm lại, trong kỷ nguyên mới, báo chí có vai trò đặc biệt, tích cực hỗ trợ giáo dục trong hành trình cải cách, thúc đẩy sự phát triển và đổi mới, góp phần to lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước, xây dựng một thế hệ công dân mới có đầy đủ tri thức, mạnh dạn tự tin và hăng say sáng tạo.

Chúng ta luôn vững tin và mong muốn rằng, với sự tích cực của đội ngũ cán bộ và phóng viên báo chí, với những bài học, kinh nghiệm đã có được trong quá trình phát triển 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam vừa qua, báo chí có thêm cơ sở và tiền đề để tiếp bước hành trình của mình đạt hiệu quả hơn nữa. Trong sự tin yêu, đón đợi của toàn xã hội, báo chí sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục nước nhà trong kỷ nguyên mới.

Đ Song Quyên

Bình luận (0)