Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Báo động đỏ” học sinh cần tư vấn tâm lý

Tạp Chí Giáo Dục

Báo cáo thc hin mt trưng THCS ti TP.HCM cho thy, 31% hc sinh toàn trưng gặp vấn đề nội tâm như lo âu, ri lon, cảm xúc tiêu cực… Đc bit, 3% hc sinh gp mc đ trm cm nng.


Theo chuyên gia tâm lý, hu như các vn đ tâm lý hc sinh gp phi đu đến t gia đình (nh minh ha)

Ngày càng có nhiu hc sinh gp vn đ sc khe tâm thn

Chỉ tính từ đầu năm học đến nay, cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh) đã gặp gỡ, tiếp nhận nhiều trường hợp học sinh gặp các vấn đề tâm lý cần tư vấn. Trong đó, một học sinh lớp 6 phải tạm dừng học vì vấn đề tâm lý. Mới đây, một học sinh lớp 9 phải tìm đến bác sĩ tâm lý để theo dõi, điều trị. Cô Trâm chia sẻ, những vấn đề tâm lý của học sinh đến từ nhiều phía như gia đình, áp lực bản thân, thường tập trung vào học sinh đầu cấp và cuối cấp. “Ngay đầu năm học, nhà trường đã quán triệt giáo viên không tạo áp lực cho học sinh cuối cấp mà chỉ động viên, nhắc nhở các em học tập. Thế nhưng, có trường hợp vì quá lo lắng cho kỳ thi cuối cấp mà học sinh tự đặt áp lực cho bản thân, từ đó sinh ra trầm cảm, lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, thậm chí là sợ đến trường dù trên thực tế thầy cô không hề tạo áp lực, bạn bè luôn gần gũi với em. Với trường hợp này, hiện nay một mặt nhà trường vừa kết hợp chia sẻ, động viên, một mặt gia đình cho em đi thăm khám bác sĩ tâm lý định kỳ để điều trị”, cô Trâm cho biết.

Theo báo cáo vừa được phòng tư vấn tâm lý của Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) thực hiện nhằm sàng lọc và đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần của học sinh năm học 2023-2024, cho thấy trong tổng số 678 học sinh các khối 6, 7, 8, 9 tham gia khảo sát, tình trạng sức khỏe tinh thần của học sinh ở mức tốt, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ học sinh có những khó khăn về sức khỏe tinh thần, vấn đề nội tâm, hành vi, khả năng tập trung chú ý. Cụ thể, 23% học sinh gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần; 31% có vấn đề nội tâm; 10% học sinh gặp vấn đề hành vi và 9% học sinh gặp phải vấn đề tập trung chú ý. Mức độ trầm cảm ở mức “bình thường” và “nhẹ” chiếm tỷ lệ 79% (533 học sinh); mức độ “vừa” chiếm tỷ lệ 13% (86 học sinh). Chỉ có 6% (40 học sinh) ở mức độ “trung bình” và 3% (19 học sinh) ở mức độ “nặng” cần được hỗ trợ tâm lý về vấn đề trầm cảm. Điều này cho thấy học sinh toàn trường gặp khó khăn trong vấn đề trầm cảm nằm ở mức thấp. Cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du) cho biết, phần lớn học sinh có nhu cầu hỗ trợ tâm lý liên quan đến áp lực, căng thẳng trong học tập. Định hướng nghề nghiệp và tình yêu tuổi học trò cũng là những chủ đề được các em rất quan tâm. Khá nhiều học sinh có khó khăn về mặt cảm xúc, thậm chí có những em thừa nhận hành vi tự hại. Các em cũng mong muốn được hỗ trợ về những khó khăn liên quan đến mâu thuẫn bạn bè, mối quan hệ với gia đình. “Nhà trường thực hiện khám sức khỏe tinh thần học sinh 2 lần/năm, đầu học kỳ I và cuối học kỳ II. Chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ tiến hành các khảo sát để đánh giá tình trạng cảm xúc, căng thẳng, mức độ trầm cảm của học sinh. Từ đó sàng lọc những học sinh có dấu hiệu cần hỗ trợ tư vấn, phòng tư vấn tâm lý sẽ phối hợp với ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm để hỗ trợ chuyên sâu các em”, cô Trang nói.


Hin nay hc sinh rt cn đưc h tr tâm lý (nh minh ha)

Hiện phòng tư vấn tâm lý của Trường THCS Nguyễn Du hoạt động 4 buổi/tuần, chuyên gia tư vấn được nhà trường hợp đồng có chuyên môn sâu, từ nguồn kinh phí được nhà trường “vun vén” chi trả. Theo cô Trang, hiệu quả cực kỳ hữu ích khi học sinh được hỗ trợ kịp thời, nhiều trường hợp đã được can thiệp sâu, phối hợp với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm để đưa học sinh đến bệnh viện. “Nếu chỉ đơn thuần thầy cô tư vấn thì không thể nào có đủ chuyên môn để phát hiện và hỗ trợ những trường hợp học sinh gặp các vấn đề tâm lý. Ngoài hỗ trợ học sinh, chuyên gia tư vấn còn giúp nhiều phụ huynh “gỡ khó” những vấn đề với con, từ đó giúp phụ huynh có biện pháp đồng hành cùng con tốt hơn”, cô Trang nhìn nhận.

Thay vì áp đt, ph huynh cn đng viên con thưng xuyên

TS. Giang Thiên Vũ (giảng viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đánh giá, vấn đề lớn nhất của học sinh THCS hiện nay là quản lý cảm xúc. Vì quản lý cảm xúc không tốt nên các em dễ gặp áp lực học tập, áp lực từ mối quan hệ bạn bè, giao tiếp với ba mẹ…, từ đó dễ dàng có những hành động phản ứng mạnh. Nhiều em chỉ cần gặp một vấn đề nhỏ nhưng có thể “trầm trọng hóa” lên và có thể tự hủy hoại bản thân. Nguy hiểm hơn là lây lan thành xu hướng tự hủy. “Một học sinh gặp vấn đề trong gia đình và tự hủy bản thân bằng cách rạch tay để vượt qua vấn đề đó. Và học sinh đó lại rủ các bạn khác trong lớp cùng làm, vì: Mình cũng bị ba mẹ đối xử như vậy, mình cũng buồn nhưng khi mình rạch tay thì thấy rất thoải mái. Và khi học sinh khác thực hiện theo thấy thoải mái thì việc tự hủy hoại bản thân sẽ trở thành một xu hướng trong học sinh khi các em gặp những vấn đề không như ý”, ông Vũ phân tích.

Hơn 80% vn đ tâm lý hc sinh gp phi đến t gia đình

TS. Giang Thiên Vũ (giảng viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cảnh báo, hơn 80% vấn đề tâm lý học sinh, các rối loạn về sức khỏe tâm thần ở tuổi vị thành niên là do phong cách nuôi dạy con của ba mẹ. Tức là những vấn đề mà học sinh đang gặp phải như rối loạn, trầm cảm, lo âu, stress… đều xuất phát từ vấn đề gia đình. Vì thế, điều quan trọng là chính phụ huynh phải thực sự nhìn nhận ra, bởi gia đình mới là nơi yêu thương trẻ đầu tiên. Nếu nơi yêu thương trẻ không đảm bảo thì các em không thể phát triển lành mạnh và hạnh phúc được ở trường.

Theo ông Vũ, khi thực hiện hành vi tự hủy hoại, nếu học sinh rạch ở những vị trí dễ dàng cho người lớn nhìn thấy thì không thực sự đáng lo vì các em muốn được người lớn quan tâm, cần được ghi nhận, công nhận, đánh giá. Thực tế, có những em rạch tay vì không được ba mẹ công nhận khả năng, lúc nào cũng so sánh với anh chị em. Song, với những trường hợp các em rạch ở vị trí mà không để cho người lớn nhìn thấy thì rất nguy hiểm. “Thường thì ba mẹ chỉ khen khi con mang điểm 10 về, song điều này vô tình sẽ triệt tiêu niềm hạnh phúc của trẻ. Nếu hôm nay con tự tin nói tròn vành, tròn chữ câu tiếng Anh thì ba mẹ cũng cần động viên con. Khi trẻ không tìm thấy sự động viên trong gia đình thì bản thân sẽ thu mình lại. Để giúp con vượt qua khủng hoảng, phụ huynh thay vì áp đặt thì cần động viên con thường xuyên, ghi nhận những nỗ lực của con. Đôi khi một lời nói “hôm nay con làm tốt quá”, hay một cái xoa đầu, một cái ôm cũng đã trở thành một sự chăm sóc sức khỏe tinh thần tuyệt vời cho trẻ, chứ không phải là chỉ khi con mang điểm 10 về mới khen”, ông Vũ lưu ý.

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)